Phòng bệnh Sởi cho trẻ

Phòng bệnh Sởi cho trẻ

 09:11 18/02/2025

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp.
Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, thường là nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở nhóm người chưa có miễn dịch do chưa được tiêm chủng vaccine Sởi và chưa từng mắc bệnh Sởi.
Biểu hiện của Sởi: Sốt, sổ mũi, ho. Viêm đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc, phát ban khắp cơ thể .
Biến chứng của bệnh có thể do sự nhân lên của virus gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm não.
Thời gian ủ bệnh Sởi trong 10 ngày (kể từ khi trẻ tiếp túc với mầm bệnh đến khi bắt đầu sốt)
Cách điều trị: Tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Cách phòng bệnh: Tiêm Vaccine là biện pháp phòng Sởi hiệu quả nhất cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Cách ly trẻ có dấu hiệu bị Sởi để tránh lây lan cho các bé khác.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

 17:04 13/02/2025

Bệnh tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Bệnh có biểu hiện tiêu chảy liên tục và có các dấu hiệu mất nước như: khát nước, vẻ mặt hốc hác, mắt trũng, chân tay lạnh…, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong do mất nước.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Cách điều trị: đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan dịch bệnh cho người xung quanh.
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: mua thực phẩm sạch, an toàn, ăn chín, uống sôi, sử dụng lồng bàn đậy thức ăn.
• Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch
• Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh
• Tăng cường vệ sinh môi trường xung quanh: không sử dụng cầu tiêu ao cá, không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác thải bừa bãi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Nên làm gì khi có dịch:
• Hạn chế tập trung ăn uống đông người: cưới hỏi, giỗ, ma chay
• Hạn chế người ra vào vùng có dịch
• Xử lý nguồn nước bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

 15:04 24/01/2025

Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi rút viêm não nhật bản type B gây ra. Bệnh thường gặp trẻ em dưới 15 tuổi.
Đây là bệnh có tỉ lệ di chứng thần kinh nặng và tử vong cao.
Ở nước ta, bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, phát triển nhiều nhất vào tháng 6 và 7.
Bệnh được lây truyền do muỗi, muỗi đốt chim, lợn bị nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh sang người qua vết đốt.
Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản B:
• Sốt cao 39-40 độ C
• Đau đầu và buồn nôn
• Cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê, trẻ nhỏ thóp phồng, khóc tăng khi thay đổi tư thế.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản B:
• Đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B đầy đủ và đúng lịch
• Ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng chất xua đuổi muỗi
• Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, diệt lăng quăng bọ gậy
• Đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh đẻ được điều trị kịp thời
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGÀY TỂT

PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGÀY TỂT

 15:14 22/01/2025

Cách phòng ngừa:
• Chọn thực phẩm an toàn: thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ rang, được kiểm định của cơ quan chức năng, nhà sản xuất có uy tín, không dùng thực phẩm phụ gia không rõ nguồn gốc.
• Rửa tay và giữ dụng cụ chế biến thực phẩm luôn sạch và khô ráo: lau dọn khu bếp và chén đũa sạch sẽ
• Ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu: không để đồ ăn qua đêm, không hâm đi hâm lại nhiều lần
• Bảo quản thực phẩm đúng cách: sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, nhiệt độ thích hợp, bảo quản thực phẩm chín, sống riêng biệt.
Triệu chứng ngộ độc: chóng mặt, buồn nôn, ói, đau bụng và đi phân lỏng, dấu hiệu nặng như khó thở, mệt, vã mồ hôi, da tái xanh, sốt cao, lạnh run sau khi ăn 30 phút hoặc vài giờ, có khi vài ngày tùy nguyên nhân.
Xử trí ngộ độc:
• Ngộ độc nhẹ tại nhà: trong vòng 6 giờ có thể kích thích gây nôn hết thức ăn đối với người ngộ độc là người lớn đang tỉnh táo, uống dung dịch Oresol bù nước, không nên uống thuốc cầm ói và tiêu chảy.
• Ngộ độc nặng: nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115, lưu mẫu bệnh phẩm( phân, dịch ói), lưu mẫu thức ăn nước uống để cơ quan chức năng xét nghiệm tìm độc tố, nguyên nhân gây độc.
PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

 16:33 02/01/2025

Bệnh Tai Mũi Họng có thể là bệnh ở tai, mũi và họng hay viêm đường hô hấp trên.
Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, vào các thời điểm giao mùa của năm
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thường không có biến chứng nghiêm trọng nhưng Phụ Huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà.
Nếu trẻ chỉ có biểu hiện thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, sốt cao liên tục thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tê thăm khám và điều trị.
Cách điều trị:
• Trẻ bị sổ mũi: cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú, ăn.
• Trẻ lớn: hướng dẫn cho trẻ xỉ mũi từng bên
• Trẻ nhỏ: dùng giấy mềm xếp góc nhọn đưa vào mũi trẻ, làm cho đến khi sạch nước mũi. Nếu nước mũi đặc nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi sau đó dùng giấy mềm lau sạch mũi.
• Nếu trẻ bị nghẹt mũi: nhỏ nước muối NaCl 0,9% 3 lần /ngày.
• Nếu trẻ ho: uống thuốc siro ho thảo dược hoặc ba mẹ chưng tắc đường phèng mật ong, tần dày lá cho trẻ dễ uống.
• Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ, tránh ăn uống đồ lạnh.
Theo dõi trẻ thường xuyên, những dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Không ăn uống, bỏ bú
Thở mệt, khó thở
Sốt cao không hạ, li bì
Bệnh trở nặng hơn không bớt
Cách phòng bệnh tai mũi họng:
• Nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng.
• Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh khói thuốc lá
• Không để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, không ăn uống đồ lạnh
• Cần giữ ấm cổ tay chân khi trời lạnh
• Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tập đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
• Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
CÁC DẤU HIỆU SAU TIÊM COVID 19 CẦN ĐƯA TRẺ ĐI VIỆN

CÁC DẤU HIỆU SAU TIÊM COVID 19 CẦN ĐƯA TRẺ ĐI VIỆN

 14:23 20/04/2022

CÁC DẤU HIỆU SAU TIÊM COVID 19 CẦN ĐƯA TRẺ ĐI VIỆN
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay128
  • Tháng hiện tại23,112
  • Tổng lượt truy cập2,878,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây