Diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện nay

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện nay

 09:48 19/05/2025

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại khu vực, đặc biệt là sự gia tăng số ca mắc tại Thái Lan, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Là bệnh do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn . Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi, bắt tay hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Bệnh có biểu hiện: Sốt, ho, khó thở, khi tiến triển nặng sẽ gây viêm phổi, suy hô hấp cấp, có nguy cơ tử vong cao..
Cách phòng bệnh:
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn
• Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi
• Đeo khẩu trang nơi công cộng
• Tránh tiếp xúc với người có biểu hiệu Cúm
• Tập thể dục nâng cao sức khỏe, ăn uống đủ chất
• Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
• Cần đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh, và cách ly theo hướng dẫn của nhân viên y tế
• Cách phòng bệnh hiệu quả an toàn và nhanh chóng nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

 09:46 19/05/2025

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus nhóm Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Trẻ mắc bệnh thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng và mông. Bệnh lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh. Mặc dù phần lớn các trường hợp đều nhẹ và tự khỏi, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh cần giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay thường xuyên và tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh Sốt xuất huyết

Bệnh Sốt xuất huyết

 08:38 07/05/2025

Sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm nhưng thường vào mùa mưa, từ Tháng 6 đến tháng 11 là giai đoạn thuận lợi để Muỗi vằn sinh sôi và nảy nở, lây lan mầm bệnh nhanh chóng.
Đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mưa nhiều, khả năng gia tăng bệnh sốt xuất huyết. Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu sớm nhận biết của bệnh, gồm: sốt cao đột ngột, liên tục kèm các triệu chứng nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, đau cơ, đau khớp, đau hố mắt, xuất huyết da và niêm mạc….
Do bệnh có thể chuyển biến nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ngay khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng mà phụ huynh cần chú ý:
Trẻ vật vã, lừ đừ, li bì
Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau, nhất là ở vùng hạ sườn bên phải
Nôn nhiều ≥ 3 lần trong vòng 1 giờ hoặc ≥ 4 lần trong vòng 6 giờ
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, ói ra máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu
Gan to > 2 cm dưới bờ sườn
Tiểu ít
Tay chân lạnh, ẩm
Da nổi bông
Thở mệt
Hiện nay, đã có vắc xin phòng ngừa Sốt xuất huyết, phụ huynh cần đưa trẻ đến tiêm để phòng bệnh cho trẻ nhé.
Bệnh Cúm mùa

Bệnh Cúm mùa

 16:58 13/02/2025

TỔNG QUAN VỀ CÚM MÙA
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, thường xảy ra vào mùa đông và có khả năng lây lan mạnh mẽ qua đường hô hấp. Dưới đây là các thông tin cần thiết về bệnh cúm mùa mà bạn cần biết.
1. Người bệnh và triệu chứng
Cúm mùa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và bao gồm:
- Sốt hoặc cảm giác sốt
- Đau họng
- Ho
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau nhức cơ
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
Ở trẻ em, có thể xuất hiện thêm triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy. Cúm mùa có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen phế quản, hay thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Cúm mùa chủ yếu do virus cúm A và B gây ra. Virus cúm liên tục biến đổi thông qua quá trình "trôi" kháng nguyên, dẫn đến sự xuất hiện của các chủng mới có khả năng gây ra dịch cúm. Virus cúm có thể tồn tại trong môi trường từ vài giờ đến vài năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
3. Cách lây truyền
Virus cúm lây lan qua các giọt nhỏ từ đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Khoảng thời gian lây truyền bắt đầu trước khi có triệu chứng và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên. Điều này khiến cúm mùa dễ dàng lây lan trong cộng đồng.
4. Biến chứng
Mặc dù cúm thường tự khỏi, nhưng đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm phổi
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
- Tình trạng suy hô hấp
Phụ nữ mang thai có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nhiều hơn, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai hoặc các vấn đề khác cho thai nhi.
5. Biện pháp phòng ngừa
- Tiêm vắc-xin: Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm mùa, đặc biệt cho những người trong nhóm nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, và người già trên 65 tuổi. Vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
- Thói quen vệ sinh: Rửa tay thường xuyên, sử dụng khẩu trang, tránh tiếp xúc với người bệnh, và duy trì môi trường sạch sẽ cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm.
6. Điều trị
Không có thuốc đặc trị cho cúm, nhưng người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol để giảm triệu chứng. Ngày đầu tiên khi có triệu chứng, quan trọng là người bệnh cần tự chăm sóc và nghỉ ngơi, cũng như duy trì đủ nước. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cúm mùa tuy có thể không nghiêm trọng với nhiều người nhưng cần được chú ý và phòng ngừa, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương.
THÔNG BÁO

THÔNG BÁO

 14:00 06/03/2022

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

2190/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/10/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện công tác công khai theo Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT và các quy định thực hiện công khai trong quản lý trường học từ năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo

Ngày ban hành : 14/05/2025

589/PGDĐT

Ngày ban hành: 05/05/2025. Trích yếu: Tích hợp VneID vào hệ thống phần mềm quản lý trường học trên CSDL ngành GDĐT

Ngày ban hành : 13/05/2025

131/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 07/02/2025. Trích yếu: Triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

578/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/04/2025. Trích yếu: Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT và chuyển đổi số về giáo dục năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

555/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2025. Trích yếu: Hướng dẫn đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày ban hành : 13/05/2025

Thực đơn
Bữa sáng:

Buan safoco nấu thịt heo
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh bắp cải nấu tôm thịt
Thịt kho đậu hũ nấm

Bữa xế:

Nước sâm

Bữa chiều:

Tiệc buffet cuối năm

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,053
  • Tháng hiện tại2,943
  • Tổng lượt truy cập3,002,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây