2

BỆNH BẠCH HẦU

 14:45 11/03/2025

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể diễn biến nặng gây tử vong.
Bẹnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu như không có miễn dịch.
Bệnh được lây truyền qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,… bị nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây ra bạch hầu da.
Bệnh bạch hầu có biểu hiện:
• Sốt
• Đau họng, khan tiếng
• Chán ăn
• Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, xám hoặc đen bám dính ở họng, mũi, da…
• Trường hơp nặng có thể gây tổn thương tim, phổi, thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách phòng bệnh bạch hầu:
• Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
• Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Vệ sinh nhà ở, lớp học…
• Phát hiện, cách ly người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.
HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

 15:05 08/03/2025

CĐCS TRƯỜNG MẦM NON ĐOÀN THỊ LIÊN HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Ngày 08/03/2025 Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Đoàn Thị Liên phối hợp cùng chính quyền tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày quốc tế phụ nữ (08/03/1910 - 08/03/2025).
Đến tham dự buổi họp mặt, nhà trường vinh dự được đón tiếp:
Bà Huỳnh Thị Hồng Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường
Bà Thái Thị Hồng Bước – Phó Hiệu trưởng nhà trường
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn
Cùng BCH Công đoàn cơ sở và đặc biệt là sự có mặt của tất cả chị em – những bông hoa xinh đẹp trong vườn hoa.
Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí vui tươi và đầm ấm, với nhiều nội dung phong phú như: Ôn lại lịch sử, ý nghĩa của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; chơi trò chơi “kẹp bóng chuyền thung”, “phần thi cắm hoa”, trao giải thưởng các phần thi. Trong buổi sinh hoạt này CĐCS còn tổ chức sinh Nhật cho CĐV quý I.
Đây không chỉ là một buổi sinh hoạt, mà còn là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ tuyệt vời - những người luôn tận tâm với công việc, chăm lo cho gia đình và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhà trường.
CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

 15:53 06/03/2025

Việc chăm sóc mắt cho trẻ là vô cùng quan trọng, vì vậy cha mẹ cần quan tâm chăm sóc mắt cho trẻ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng.
Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh mắt mỗi ngày, tránh để bé dụi tay lên mắt thường xuyên, luôn giữ tay bé sạch sẽ để bé có dụi tay lên mắt cũng hạn chế gây viêm nhiễm.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra mắt cho trẻ phụ huynh nhé:
• Trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc trẻ ở lớp phải chạy lại gần bảng hoặc phải nhìn bạn chép bài.
• Trẻ hay nheo mắt hoặc có tư thế nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở nơi xa.
• Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
• Sợ ánh sáng hoặc hay bị chói mắt
• Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt
• Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi
• Thường không thích các hoặt động liên quan tới thị giác gần như vẽ,tô màu, tập đọc…
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo chiếu sáng tốt, trần tường phải sáng màu
• Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu
• Chế độ học tập của trẻ hợp lý, kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi để mắt được nghỉ ngơi
• Uống vitamin A đầy đủ theo lịch của trạm y tế
• Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B12, thực phẩm tốt cho mắt vào khẩu phần ăn của trẻ:trứng, cá hồi, bông cải xanh…
• Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc, viết
`

Ngộ độc

 07:48 05/03/2025

1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Bệnh dại và cách phòng tránh

 16:54 28/02/2025

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây từ động vật như chó, mèo sang người.
Bệnh do vi rút dại gây ra, thường tác động lên thần kinh điên dại
Cách phòng bệnh dại:
• Cách tốt nhất phòng dại sang người là tiêm phòng bệnh dại hàng năm cho vật nuôi chó, mèo…
• Đeo rọ mỗm cho chó, không thả rông mèo để tránh cắn người
Cách nhận biết chó dại:
• Chó dại thể điên cuồng: chó thay đổi thói quen thường ngày, hay tấn công, hung dữ bất thường, sủa và rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, sợ gió, sợ nước.
• Chó dại thể bại liệt: chó buồn bã, mệt mỏi, nhai nuốt khó khăn, chó bị bại liệt, trễ hàm, chảy nhiều nước dãi.
Cần làm gì khi bị vật nuôi cắn:
• Rửa xối vết cắn dưới vòi nước trong 15 phút
• Sát khuẩn vết cắn bằng cồn y tế, povidin
• Hạn chế làm dập và không băng kín vết cắn
• Thông báo ngay cho thú y xã phường bắt vật nuôi lại
• Không đụng chạm đến vật nuôi để đảm bảo an toàn
• Đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và tiêm phòng bệnh dại
1

Trẻ bị bỏng

 08:56 25/02/2025

1. Nguy hiểm bỏng
- Bỏng rất nguy hiểm, bỏng gây phù nổ, phồng nước, tuột da gây đau rát. Bỏng nặng sâu bên trên diện tích rộng có thể gây hoảng loạn, sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây chết người. bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, tàn phế suốt đời.
- Phích nước, bật lửa, đèn dầu, bàn la, bô xe,nước sôi,bóng bay, pháo… đều có nguy cơ gây bỏng.
2. Cách phòng tránh
- Làm cửa chấn quanh khu vực nấu ăn, phải để xa tầm tay của trẻ như thức ăn, đồ uống còn nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
- Luôn kiểm tra nhietj độ thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn. Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa, các vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa, xăng dầu.
- Sử dụng các dụng cụ điện an toàn
3. Cách xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Nhanh chóng cắt bỏ quần áo, giày tất,đồ trang sức nơi vùng bỏng trước khi da phồng lên
- Đưa nạn nhân đến chỗ vòi nước mát để rửa càng sớm càng tốt, rửa dưới vòi nước trong vòng ít nhất 20 phút sau đó di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN CỤM 2

HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN CỤM 2

 17:07 13/02/2025

HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN CỤM 2
Váo sáng hôm nay, Tại trường Mầm non Đoàn Thị Liên và trường Mầm non Hòa Phú, Cụm 2 gồm các trường mầm non công lập và ngoài công lập thuộc các phường Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Cường, Hòa Phú, Tương Bình Hiệp đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với sự tham gia đông đủ của các thành viên trong cụm.
Đến tham dự buổi sinh hoạt có cô Phạm Thị Thụy Diễm – Chuyên viên phòng mầm non, cùng sự tham gia của Ban Giám Hiệu các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập thuộc các phường trong Cụm 2.
Buổi sinh hoạt cụm chuyên môn là cơ hội để các giáo viên, cán bộ quản lý trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ mầm non. Trong chương trình, các thành viên đã cùng dự giờ tư vấn giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 3-5 tuổi, việc triển khai chuyên đề “ Tôi yêu Việt Nam” tại trường MN Đoàn Thị Liên và nghe báo cáo thực hiện chuyên đề “ Tôi yêu Việt Nam” tại trường mầm non Hòa Phú.
Buổi sinh hoạt đã diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đây là dịp để các giáo viên, cán bộ quản lý cùng nhìn lại những mặt đạt được cũng như những thách thức trong công tác giáo dục mầm non, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời gian tới.
Buổi sinh hoạt cụm chuyên môn Cụm 2 đã khép lại với nhiều bài học bổ ích và sự thống nhất cao trong việc triển khai các kế hoạch giáo dục mầm non trong giai đoạn tiếp theo.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

 17:04 13/02/2025

Bệnh tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Bệnh có biểu hiện tiêu chảy liên tục và có các dấu hiệu mất nước như: khát nước, vẻ mặt hốc hác, mắt trũng, chân tay lạnh…, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong do mất nước.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Cách điều trị: đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan dịch bệnh cho người xung quanh.
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: mua thực phẩm sạch, an toàn, ăn chín, uống sôi, sử dụng lồng bàn đậy thức ăn.
• Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch
• Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh
• Tăng cường vệ sinh môi trường xung quanh: không sử dụng cầu tiêu ao cá, không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác thải bừa bãi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Nên làm gì khi có dịch:
• Hạn chế tập trung ăn uống đông người: cưới hỏi, giỗ, ma chay
• Hạn chế người ra vào vùng có dịch
• Xử lý nguồn nước bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

 15:04 24/01/2025

Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi rút viêm não nhật bản type B gây ra. Bệnh thường gặp trẻ em dưới 15 tuổi.
Đây là bệnh có tỉ lệ di chứng thần kinh nặng và tử vong cao.
Ở nước ta, bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, phát triển nhiều nhất vào tháng 6 và 7.
Bệnh được lây truyền do muỗi, muỗi đốt chim, lợn bị nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh sang người qua vết đốt.
Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản B:
• Sốt cao 39-40 độ C
• Đau đầu và buồn nôn
• Cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê, trẻ nhỏ thóp phồng, khóc tăng khi thay đổi tư thế.
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản B:
• Đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B đầy đủ và đúng lịch
• Ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng chất xua đuổi muỗi
• Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, diệt lăng quăng bọ gậy
• Đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh đẻ được điều trị kịp thời
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGÀY TỂT

PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGÀY TỂT

 15:14 22/01/2025

Cách phòng ngừa:
• Chọn thực phẩm an toàn: thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ rang, được kiểm định của cơ quan chức năng, nhà sản xuất có uy tín, không dùng thực phẩm phụ gia không rõ nguồn gốc.
• Rửa tay và giữ dụng cụ chế biến thực phẩm luôn sạch và khô ráo: lau dọn khu bếp và chén đũa sạch sẽ
• Ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu: không để đồ ăn qua đêm, không hâm đi hâm lại nhiều lần
• Bảo quản thực phẩm đúng cách: sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, nhiệt độ thích hợp, bảo quản thực phẩm chín, sống riêng biệt.
Triệu chứng ngộ độc: chóng mặt, buồn nôn, ói, đau bụng và đi phân lỏng, dấu hiệu nặng như khó thở, mệt, vã mồ hôi, da tái xanh, sốt cao, lạnh run sau khi ăn 30 phút hoặc vài giờ, có khi vài ngày tùy nguyên nhân.
Xử trí ngộ độc:
• Ngộ độc nhẹ tại nhà: trong vòng 6 giờ có thể kích thích gây nôn hết thức ăn đối với người ngộ độc là người lớn đang tỉnh táo, uống dung dịch Oresol bù nước, không nên uống thuốc cầm ói và tiêu chảy.
• Ngộ độc nặng: nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115, lưu mẫu bệnh phẩm( phân, dịch ói), lưu mẫu thức ăn nước uống để cơ quan chức năng xét nghiệm tìm độc tố, nguyên nhân gây độc.
Phòng bệnh do virus HMPV lây qua đường hô hấp

Phòng bệnh do virus HMPV lây qua đường hô hấp

 16:45 08/01/2025

Gần đây Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan đang gia tăng các bệnh về đường hô hấp do một loại virus Human Metapneumovirus (HMPV) gây ra, thường xảy ra vào mùa Đông và mùa Xuân.
HMPV được phát hiện lần đầu vào năm 2001 chứ không phải mới phát hiện gần đây.
Giống như cúm và covid 19, virus HMPV lây qua đường không khí nên rất dễ lây lan. Thời gian ủ bệnh HMPV từ 3-6 ngày.
Biểu hiện của HMPV: Sốt, ho, nghẹt mũi, khó thở, nặng hơn có thể gây viêm phế quản, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Người có nguy cơ cao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch.
Cách điều trị HMPV:
• Tăng cường bù nước
• Kiểm soát cơn sốt
• Dùng thuốc thông mũi, giảm ho
• Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
• Đến cơ sở chăm sóc y tế nếu bệnh có biểu hiện nặng
Cách phòng bệnh HMPV:
• Đeo khẩu trang nơi công cộng
• Rửa tay thường xuyên
• Tránh dùng chung đồ dùng với người khác
• Ở nhà nếu thấy có nguy cơ bị bệnh tránh lây lan cho người khác
• Hiện chưa có vắc cin phòng bệnh hô hấp do virus HMPV gây ra
PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

 16:33 02/01/2025

Bệnh Tai Mũi Họng có thể là bệnh ở tai, mũi và họng hay viêm đường hô hấp trên.
Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, vào các thời điểm giao mùa của năm
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thường không có biến chứng nghiêm trọng nhưng Phụ Huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà.
Nếu trẻ chỉ có biểu hiện thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, sốt cao liên tục thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tê thăm khám và điều trị.
Cách điều trị:
• Trẻ bị sổ mũi: cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú, ăn.
• Trẻ lớn: hướng dẫn cho trẻ xỉ mũi từng bên
• Trẻ nhỏ: dùng giấy mềm xếp góc nhọn đưa vào mũi trẻ, làm cho đến khi sạch nước mũi. Nếu nước mũi đặc nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi sau đó dùng giấy mềm lau sạch mũi.
• Nếu trẻ bị nghẹt mũi: nhỏ nước muối NaCl 0,9% 3 lần /ngày.
• Nếu trẻ ho: uống thuốc siro ho thảo dược hoặc ba mẹ chưng tắc đường phèng mật ong, tần dày lá cho trẻ dễ uống.
• Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ, tránh ăn uống đồ lạnh.
Theo dõi trẻ thường xuyên, những dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Không ăn uống, bỏ bú
Thở mệt, khó thở
Sốt cao không hạ, li bì
Bệnh trở nặng hơn không bớt
Cách phòng bệnh tai mũi họng:
• Nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng.
• Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh khói thuốc lá
• Không để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, không ăn uống đồ lạnh
• Cần giữ ấm cổ tay chân khi trời lạnh
• Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tập đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
• Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
TUYÊN TRUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, TĂNG QUYỀN NĂNG VÀ TẠO CƠ HỘI CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI NHẰM THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ XÓA BỎ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

TUYÊN TRUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, TĂNG QUYỀN NĂNG VÀ TẠO CƠ HỘI CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI NHẰM THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ XÓA BỎ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

 19:34 10/12/2024

Đây là chủ đề của tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. Tháng hành động diễn ra từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/12/2022, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong toàn tỉnh với chủ đề. Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
TẬP HUẤN PCCC VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

TẬP HUẤN PCCC VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

 10:09 07/12/2024

🚒🧯Sáng nay, ngày 7/12/2024 lực lượng PCCC trường Mầm non Đoàn Thị Liên tham gia tập huấn Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Thủ Dầu Một🧯

Tại đây, cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Thủ Dầu Một đã trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn nội dung liên quan đến các quy định của Pháp luật về công tác PCCC và CNCH; Cách phòng cháy tại hộ gia đình và nơi làm việc; Cách sử dụng các phương tiện PCCC đã được trang bị tại cơ sở; Các kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Kỹ năng thoát nạn, kỹ năng xử lý một số tình huống chữa cháy một số đám cháy, kỹ năng cứu người bị nạn.
Tại lớp tập huấn, các học viên được thực hành các kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH.
Có thể nói, buổi tập huấn PCCC và CNCH đã góp phần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy của từng cán bộ, viên chức, người lao động đánh giá khả năng xử lý tình huống cháy nổ, tổ chức thoát nạn của lực lượng PCCC tại cơ sở, phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng và tài sản.
HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024

 19:27 02/12/2024

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là dịp để mỗi chúng ta cùng nhìn lại và thúc đẩy hơn nữa những giá trị nhân văn trong giáo dục và xã hội. Năm 2024, với chủ đề “Dảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Trường Mầm Non Đoàn Thị Liên quyết tâm lan tỏa thông điệp ý nghĩa này đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, và các em nhỏ.
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CÁC  CƠ SỞ GD

TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CÁC CƠ SỞ GD

 09:18 30/11/2024

Tập huấn phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc phòng ngừa và ứng phó với các tình huống tai nạn thương tích có thể xảy ra trong môi trường học đường. Đặc biệt, đây là một hoạt động không thể thiếu để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe cho học sinh, cũng như xây dựng môi trường học tập an toàn và lành mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chương trình tập huấn phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục:
KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VIỆT NAM

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VIỆT NAM

 11:35 20/10/2024

Công đoàn cơ sở Trường mầm non Đoàn Thị Liên Tổ chức chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập hội LHPN Việt Nam 20/10 Nhằm tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam, những người vẫn hằng ngày âm thầm cống hiến cho đất nước, cho gia đình và cho xã hội. Nhân dịp này công đoàn Trường mầm Đoàn Thị Liên tổ chức các hoạt động như: Tọa đàm về ngày 20/10, trao quà cho các công đoàn viên, chơi các trò chơi nhằm tạo không khí vui tươi, động viên tinh thần để gắn kết các đoàn viên trong đơn vị.Một số hình ảnh hoạt động lễ kỷ niệm 20/10.
QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO BỊ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ YAGI NĂM 2024

QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO BỊ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ YAGI NĂM 2024

 17:43 16/09/2024

Thực hiện công văn số 153/LĐLĐ ngày 12/09/2024 của LĐLĐ thành phố Thủ Dầu Một về việc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi). Công đoàn cơ sở trường mầm non Đoàn Thị Liên đã phát động chương trình quyên góp ủng hộ một ngày lương với tổng số tiền là 11.497.000 đồng. Ngoài ra, công đoàn viên và phụ huynh trường tham gia ủng hộ một số nhu yếu phẩm cần thiết như: bánh, sữa, tập sách, quần áo...Những hành động nhỏ nhưng thiết thực mang theo những tình cảm của miền Nam dành cho đồng bào miền Bắc mong bà con sớm vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN NĂM HỌC 2024-2025

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN NĂM HỌC 2024-2025

 19:07 23/08/2024

Tập thể CBGV- CNV trường mn Đoàn Thị Liên chung tay tổng vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp, trang trí, trồng mới, tu bổ vườn rau, chậu hoa, cây cảnh trước lớp và ngoài sân trường…sữa chữa cơ sở vật chất, trang trí nhóm lớp chu toàn để chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025 thật tốt.
HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2023

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2023

 19:40 22/11/2023

Từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2023, cả nước hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Đây là dịp để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng môi trường sống và học tập an toàn, công bằng, không có bạo lực và phân biệt giới tính.
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Mì trứng gà nấu thịt bằm
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh chua cá bông lau
Bò xào dưa leo

Bữa xế:

Nước cam

Bữa chiều:

Cháo môn lươn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay184
  • Tháng hiện tại184
  • Tổng lượt truy cập2,912,254
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây