3

BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO TRẺ THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

 06:49 24/04/2025

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc thức ăn); say nắng, say nóng (sốc nhiệt); các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng.
Các bậc phụ huynh nên:
• Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Tạo cho con trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng…để giúp loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay của trẻ.
• Ăn uống hợp vệ sinh: Chú ý vấn đề chế biến và bảo quản thức ăn, thức uống, thời gian cho phép khi lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài. Nếu ăn đồ ăn ngoài hàng, quán…cần lựa chọn địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
• Tạo môi trường sống trong lành, an toàn: Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ…giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm.
• Tăng cường lượng dịch uống: Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước đun sôi để nguội…giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng.
• Hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng: Dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 - 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.
• Chích ngừa đầy đủ: Một số bệnh lây nhiễm có vắc-xin phòng bệnh, nên chích ngừa để trẻ giảm khả năng mắc bệnh và bảo vệ trẻ qua mùa nắng nóng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
• Trẻ không tỉnh táo, lừ đừ
• Không uống được, bỏ bú
• Mất nước diễn tiến nặng: không có nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, khóc không có nước mắt, da/môi khô, mắt trũng
• Tiêu chảy > 2 ngày không giảm; tiêu chảy có sốt, đau bụng, nôn ói, phân có máu;
• Bất kể dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.
Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

 11:13 02/04/2025

Tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Đến nay, đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin:
• Các bệnh do vi khuẩn: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, tả, bệnh do phế cầu, não mô cầu type A,B,C, …
• Bệnh do vi rus: đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, dại, viêm gan A,B, viêm não Nhật Bán B, …
Lợi ích của việc Tiêm Chủng: tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
Việc cần làm trước khi Tiêm chủng:
• Mang theo sổ tiêm cũ, thẻ bảo hiểm y tế, CCCD…
• Ăn uống đầy đủ
• Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay thường xuyên
• Hỏi nhân viên y tế về loại vắc xin được tiêm, hạn sử dụng…
Việc cần làm sau khi Tiêm chủng:
• Ở lại theo dõi phản ứng sau tiêm 30p
• Theo dõi tại nhà trong 7 ngày
• Lưu giữ sổ tiêm
• Không bôi thuốc hoặc lá lên chỗ tiêm
• Đến ngay cơ sỏ y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường
Hiện nay có rất nhiều trung tâm Tiêm chủng như: VNVC, Long Châu, Bệnh viện, Trạm y tế, Trung tâm y tế.
`

Ngộ độc

 07:48 05/03/2025

1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Diễn biến bệnh Sởi

 08:13 24/02/2025

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhà trường, trung tâm y tế, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phòng dịch bệnh sởi, cúm mùa và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. phụ huynh nên chủ động cho trẻ đến trung tâm tiêm chủng tiêm ngừa phòng bệnh cúm mùa, sởi. Tiêm vắc xin là biện pháp nhanh chóng và an toàn nhất để phòng bệnh, kèm theo đó nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng.
PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

 16:33 02/01/2025

Bệnh Tai Mũi Họng có thể là bệnh ở tai, mũi và họng hay viêm đường hô hấp trên.
Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, vào các thời điểm giao mùa của năm
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thường không có biến chứng nghiêm trọng nhưng Phụ Huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà.
Nếu trẻ chỉ có biểu hiện thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, sốt cao liên tục thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tê thăm khám và điều trị.
Cách điều trị:
• Trẻ bị sổ mũi: cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú, ăn.
• Trẻ lớn: hướng dẫn cho trẻ xỉ mũi từng bên
• Trẻ nhỏ: dùng giấy mềm xếp góc nhọn đưa vào mũi trẻ, làm cho đến khi sạch nước mũi. Nếu nước mũi đặc nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi sau đó dùng giấy mềm lau sạch mũi.
• Nếu trẻ bị nghẹt mũi: nhỏ nước muối NaCl 0,9% 3 lần /ngày.
• Nếu trẻ ho: uống thuốc siro ho thảo dược hoặc ba mẹ chưng tắc đường phèng mật ong, tần dày lá cho trẻ dễ uống.
• Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ, tránh ăn uống đồ lạnh.
Theo dõi trẻ thường xuyên, những dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Không ăn uống, bỏ bú
Thở mệt, khó thở
Sốt cao không hạ, li bì
Bệnh trở nặng hơn không bớt
Cách phòng bệnh tai mũi họng:
• Nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng.
• Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh khói thuốc lá
• Không để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, không ăn uống đồ lạnh
• Cần giữ ấm cổ tay chân khi trời lạnh
• Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tập đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
• Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
Chăm sóc trẻ mùa lạnh

Chăm sóc trẻ mùa lạnh

 15:04 12/12/2024

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TRONG MÙA LẠNH
1. Trang phục cho bé trong mùa lạnh
- Mặc áo dài tay
- Đội nón len bịt qua tai bé, quấn khăn len
- Không để quần áo len tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé
- Không mặc quá nhiều quần áo cho bé vì sẽ khiến bé khó thở
- Mang quần áo dài, đeo vớ đẻ giữ ấm cơ thể khi ngủ
2. Chăm sóc bé
- Tiêm phòng các bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh: cám cúm, quai bị, tiêu chảy, viêm màng não,…
- Ăn uống giàu dinh dưỡng giúp cơ thể tăng đề kháng, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
- Không cho bé ăn đồ lạnh
- Dạy con rửa tay thường xuyên
- Tránh tiếp xúc với người bị ốm
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bánh đa cua đồng rau cải dúng
Sữa grow plus 

Bữa trưa:

Canh bí xanh nấu tôm thịt
Thịt kho trứng

Bữa xế:

Bánh flan

Bữa chiều:

Cháo thịt bò nấu đậu xanh

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay299
  • Tháng hiện tại15,723
  • Tổng lượt truy cập2,955,907
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây