2

BỆNH BẠCH HẦU

 14:45 11/03/2025

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể diễn biến nặng gây tử vong.
Bẹnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu như không có miễn dịch.
Bệnh được lây truyền qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,… bị nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây ra bạch hầu da.
Bệnh bạch hầu có biểu hiện:
• Sốt
• Đau họng, khan tiếng
• Chán ăn
• Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, xám hoặc đen bám dính ở họng, mũi, da…
• Trường hơp nặng có thể gây tổn thương tim, phổi, thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách phòng bệnh bạch hầu:
• Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
• Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Vệ sinh nhà ở, lớp học…
• Phát hiện, cách ly người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.
`

Ngộ độc

 07:48 05/03/2025

1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Trẻ bị bỏng

 08:56 25/02/2025

1. Nguy hiểm bỏng
- Bỏng rất nguy hiểm, bỏng gây phù nổ, phồng nước, tuột da gây đau rát. Bỏng nặng sâu bên trên diện tích rộng có thể gây hoảng loạn, sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây chết người. bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, tàn phế suốt đời.
- Phích nước, bật lửa, đèn dầu, bàn la, bô xe,nước sôi,bóng bay, pháo… đều có nguy cơ gây bỏng.
2. Cách phòng tránh
- Làm cửa chấn quanh khu vực nấu ăn, phải để xa tầm tay của trẻ như thức ăn, đồ uống còn nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
- Luôn kiểm tra nhietj độ thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn. Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa, các vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa, xăng dầu.
- Sử dụng các dụng cụ điện an toàn
3. Cách xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Nhanh chóng cắt bỏ quần áo, giày tất,đồ trang sức nơi vùng bỏng trước khi da phồng lên
- Đưa nạn nhân đến chỗ vòi nước mát để rửa càng sớm càng tốt, rửa dưới vòi nước trong vòng ít nhất 20 phút sau đó di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

 09:27 04/02/2025

Hiện tượng kháng thuốc xảy ra khi mầm bệnh( vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) không bị diệt bởi thuốc kháng sinh. Hiện nay, tình trạng kháng thuốc ở trẻ này càng gia tăng cho trẻ khó uống thuốc, uống chưa đủ liều đã tự ý ngưng thuốc.
Nguyên nhân gây kháng thuốc:
• Tự ý mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ không theo hướng dẫn
• Bán thuốc kháng sinh không có đơn
• Kê đơn thuốc không hợp lý
• Sử dụng tùy tiện kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Hậu quả của việc kháng thuốc:
• Làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong
• Thời gian điều trị kéo dài hơn
• Chi phí điều trị tốn kém
Cần làm gì phòng kháng thuốc:
• Chỉ mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn
• Sử dụng kháng sinh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
• Cho trẻ uống đủ liều lượng
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay789
  • Tháng hiện tại24,901
  • Tổng lượt truy cập2,910,564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây