3

BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO TRẺ THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

 06:49 24/04/2025

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc thức ăn); say nắng, say nóng (sốc nhiệt); các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng.
Các bậc phụ huynh nên:
• Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Tạo cho con trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng…để giúp loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay của trẻ.
• Ăn uống hợp vệ sinh: Chú ý vấn đề chế biến và bảo quản thức ăn, thức uống, thời gian cho phép khi lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài. Nếu ăn đồ ăn ngoài hàng, quán…cần lựa chọn địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
• Tạo môi trường sống trong lành, an toàn: Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ…giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm.
• Tăng cường lượng dịch uống: Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước đun sôi để nguội…giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng.
• Hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng: Dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 - 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.
• Chích ngừa đầy đủ: Một số bệnh lây nhiễm có vắc-xin phòng bệnh, nên chích ngừa để trẻ giảm khả năng mắc bệnh và bảo vệ trẻ qua mùa nắng nóng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
• Trẻ không tỉnh táo, lừ đừ
• Không uống được, bỏ bú
• Mất nước diễn tiến nặng: không có nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, khóc không có nước mắt, da/môi khô, mắt trũng
• Tiêu chảy > 2 ngày không giảm; tiêu chảy có sốt, đau bụng, nôn ói, phân có máu;
• Bất kể dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.
PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

 16:33 02/01/2025

Bệnh Tai Mũi Họng có thể là bệnh ở tai, mũi và họng hay viêm đường hô hấp trên.
Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, vào các thời điểm giao mùa của năm
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thường không có biến chứng nghiêm trọng nhưng Phụ Huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà.
Nếu trẻ chỉ có biểu hiện thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, sốt cao liên tục thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tê thăm khám và điều trị.
Cách điều trị:
• Trẻ bị sổ mũi: cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú, ăn.
• Trẻ lớn: hướng dẫn cho trẻ xỉ mũi từng bên
• Trẻ nhỏ: dùng giấy mềm xếp góc nhọn đưa vào mũi trẻ, làm cho đến khi sạch nước mũi. Nếu nước mũi đặc nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi sau đó dùng giấy mềm lau sạch mũi.
• Nếu trẻ bị nghẹt mũi: nhỏ nước muối NaCl 0,9% 3 lần /ngày.
• Nếu trẻ ho: uống thuốc siro ho thảo dược hoặc ba mẹ chưng tắc đường phèng mật ong, tần dày lá cho trẻ dễ uống.
• Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ, tránh ăn uống đồ lạnh.
Theo dõi trẻ thường xuyên, những dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Không ăn uống, bỏ bú
Thở mệt, khó thở
Sốt cao không hạ, li bì
Bệnh trở nặng hơn không bớt
Cách phòng bệnh tai mũi họng:
• Nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng.
• Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh khói thuốc lá
• Không để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, không ăn uống đồ lạnh
• Cần giữ ấm cổ tay chân khi trời lạnh
• Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tập đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
• Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

2190/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/10/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện công tác công khai theo Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT và các quy định thực hiện công khai trong quản lý trường học từ năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo

Ngày ban hành : 14/05/2025

589/PGDĐT

Ngày ban hành: 05/05/2025. Trích yếu: Tích hợp VneID vào hệ thống phần mềm quản lý trường học trên CSDL ngành GDĐT

Ngày ban hành : 13/05/2025

131/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 07/02/2025. Trích yếu: Triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

578/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/04/2025. Trích yếu: Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT và chuyển đổi số về giáo dục năm 2025

Ngày ban hành : 13/05/2025

555/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2025. Trích yếu: Hướng dẫn đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày ban hành : 13/05/2025

Thực đơn
Bữa sáng:

Bún gạo nấu thịt bằm
Sữa grow plus 

Bữa trưa:

Canh chua cá diêu hồng
Thịt gà kho thơm

Bữa xế:

Bánh bông lan

Bữa chiều:

Bánh đa thịt rau cải dúng

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay825
  • Tháng hiện tại24,109
  • Tổng lượt truy cập2,964,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây