`

Ngộ độc

 07:48 05/03/2025

1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Bệnh dại và cách phòng tránh

 16:54 28/02/2025

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây từ động vật như chó, mèo sang người.
Bệnh do vi rút dại gây ra, thường tác động lên thần kinh điên dại
Cách phòng bệnh dại:
• Cách tốt nhất phòng dại sang người là tiêm phòng bệnh dại hàng năm cho vật nuôi chó, mèo…
• Đeo rọ mỗm cho chó, không thả rông mèo để tránh cắn người
Cách nhận biết chó dại:
• Chó dại thể điên cuồng: chó thay đổi thói quen thường ngày, hay tấn công, hung dữ bất thường, sủa và rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, sợ gió, sợ nước.
• Chó dại thể bại liệt: chó buồn bã, mệt mỏi, nhai nuốt khó khăn, chó bị bại liệt, trễ hàm, chảy nhiều nước dãi.
Cần làm gì khi bị vật nuôi cắn:
• Rửa xối vết cắn dưới vòi nước trong 15 phút
• Sát khuẩn vết cắn bằng cồn y tế, povidin
• Hạn chế làm dập và không băng kín vết cắn
• Thông báo ngay cho thú y xã phường bắt vật nuôi lại
• Không đụng chạm đến vật nuôi để đảm bảo an toàn
• Đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và tiêm phòng bệnh dại
1

Trẻ bị bỏng

 08:56 25/02/2025

1. Nguy hiểm bỏng
- Bỏng rất nguy hiểm, bỏng gây phù nổ, phồng nước, tuột da gây đau rát. Bỏng nặng sâu bên trên diện tích rộng có thể gây hoảng loạn, sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây chết người. bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, tàn phế suốt đời.
- Phích nước, bật lửa, đèn dầu, bàn la, bô xe,nước sôi,bóng bay, pháo… đều có nguy cơ gây bỏng.
2. Cách phòng tránh
- Làm cửa chấn quanh khu vực nấu ăn, phải để xa tầm tay của trẻ như thức ăn, đồ uống còn nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
- Luôn kiểm tra nhietj độ thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn. Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa, các vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa, xăng dầu.
- Sử dụng các dụng cụ điện an toàn
3. Cách xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Nhanh chóng cắt bỏ quần áo, giày tất,đồ trang sức nơi vùng bỏng trước khi da phồng lên
- Đưa nạn nhân đến chỗ vòi nước mát để rửa càng sớm càng tốt, rửa dưới vòi nước trong vòng ít nhất 20 phút sau đó di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

 17:04 13/02/2025

Bệnh tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Bệnh có biểu hiện tiêu chảy liên tục và có các dấu hiệu mất nước như: khát nước, vẻ mặt hốc hác, mắt trũng, chân tay lạnh…, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong do mất nước.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Cách điều trị: đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan dịch bệnh cho người xung quanh.
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: mua thực phẩm sạch, an toàn, ăn chín, uống sôi, sử dụng lồng bàn đậy thức ăn.
• Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch
• Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh
• Tăng cường vệ sinh môi trường xung quanh: không sử dụng cầu tiêu ao cá, không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác thải bừa bãi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Nên làm gì khi có dịch:
• Hạn chế tập trung ăn uống đông người: cưới hỏi, giỗ, ma chay
• Hạn chế người ra vào vùng có dịch
• Xử lý nguồn nước bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế
TRẺ HỌC KỸ NĂNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI THAM GIA GIAO THÔNG

TRẺ HỌC KỸ NĂNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI THAM GIA GIAO THÔNG

 15:23 14/01/2025

Ở lứa tuổi mầm non, hình thành trẻ có ý thức về an toàn giao thông từ nhỏ là vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy kỹ năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông, không chỉ an toàn cho trẻ mà còn tạo thói quen, nề nếp, ý thức chấp hành Luật giao thông.Trước tiên, hãy dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là để bảo vệ chính mình, tránh nguy hiểm xảy đến cho bản thân. Từ đó trẻ mới thấy được tầm quan trọng mà nghiêm chỉnh chấp hành và làm theo.Nên cho trẻ học kỹ năng đội mũ bảo hiểm bằng nhiều hình thức trải nghiệm như xem các video hướng dẫn, video tuyên truyền về cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, đảm bảo an toàn và cho trẻ thực hành kỹ năng đội mũ bảo hiểm trực tiếp tại lớp.Đây là một trong những giờ học rèn luyện kỹ năng giúp cho trẻ vô cùng hứng thú và bổ ích.An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, nâng cao ý thức rèn luyện, hiểu biết và chấp hành luật lệ giao thông chính là bảo vệ bản thân và gia đình. Vì tương lai của mầm non đất nước hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
BỆNH SỐT XUÁT HUYẾT

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

 09:34 16/10/2024

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em nước ta nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì vậy các bậc Phụ huynh cần hiểu biết về bệnh Sốt xuất huyết để bảo vệ bé nhà mình nhé.
Sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm nhưng thường vào mùa mưa, từ Tháng 7 đến tháng 11 là giai đoạn thuận lợi để Muỗi Vằn sinh sôi và nảy nở, lây lan mầm bệnh nhanh chóng.
Biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết : Sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nặng hơn kèm sung huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam…
Giai đoạn nguy hiểm nhất Sốt xuất huyết: vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên Phụ Huynh cần phát hiện kịp thời để đưa trẻ đến cở sở y tế thăm khám.
Cách điều trị: Cần tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ kết hợp cho trẻ uống nhiều nước, oresol, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C tăng đề kháng cho trẻ. Hạn chế cho trẻ vận động, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, thường xuyên theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ.
Cách phòng bệnh:
-Do Muỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh Sốt xuất huyết nên Phụ Huynh cần vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh tồn đọng nước là nơi cho muỗi vằn trú ẩn.
-Cho trẻ ngủ màn/mùng lẫn ban ngày và ban đêm.
- Bôi kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay khi trẻ đi ra ngoài.
- Hiện nay Trung tâm tiêm chủng VNVC đã triển khai chương trình tiêm vaccine Tak-003( một loại vaccine phòng chống Sốt xuất huyết Dengue) , vaccine đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam vào Tháng 5/2024. Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Lưu ý vaccine được khuyến cáo cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Thực hiện các biện pháp này đồng bộ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Mì trứng gà nấu thịt bằm
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh chua cá bông lau
Bò xào dưa leo

Bữa xế:

Nước cam

Bữa chiều:

Cháo môn lươn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay145
  • Tháng hiện tại145
  • Tổng lượt truy cập2,912,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây