Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

 11:13 02/04/2025

Tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Đến nay, đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin:
• Các bệnh do vi khuẩn: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, tả, bệnh do phế cầu, não mô cầu type A,B,C, …
• Bệnh do vi rus: đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, dại, viêm gan A,B, viêm não Nhật Bán B, …
Lợi ích của việc Tiêm Chủng: tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
Việc cần làm trước khi Tiêm chủng:
• Mang theo sổ tiêm cũ, thẻ bảo hiểm y tế, CCCD…
• Ăn uống đầy đủ
• Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay thường xuyên
• Hỏi nhân viên y tế về loại vắc xin được tiêm, hạn sử dụng…
Việc cần làm sau khi Tiêm chủng:
• Ở lại theo dõi phản ứng sau tiêm 30p
• Theo dõi tại nhà trong 7 ngày
• Lưu giữ sổ tiêm
• Không bôi thuốc hoặc lá lên chỗ tiêm
• Đến ngay cơ sỏ y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường
Hiện nay có rất nhiều trung tâm Tiêm chủng như: VNVC, Long Châu, Bệnh viện, Trạm y tế, Trung tâm y tế.
1

VIÊM AMYDAN Ở TRẺ

 16:17 19/03/2025

VIÊM AMYDAN Ở TRẺ VÀ KHI NÀO NÊN CẮT AMYDAN
CHỈ ĐỊNH CẮT AMYDAN THEO AAP:
1. Viêm amydan tái phát nhiều lần
7 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm
5 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 2 năm liên tiếp hoặc
3 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 3 năm liên tiếp
2. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ngáy to, ngưng thở khi ngủ hoặc thở bất thường
Hành vi bất thường ban ngày: tăng động, buồn ngủ, kém tập trung
3. Biến chứng của viêm amydan
Áp xe quanh amydan: thường thì cần phẫu thuật nếu tái phát hoặc không đáp ứng với dẫn lưu và kháng sinh.
Biến chứng xa: viêm cầu thận, thấp tim, hoặc viêm khớp do liên cầu khuẩn không được kiểm soát
4. Amydan phì đâị gây ảnh hưởng nghiêm trọng:
Khó nuốt, ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Thay đổi giọng nói hoặc khó phát âm
Tắc nghẽn đường thở ảnh hưởng đến hô hấp
LƯU Ý TỪ AAP:
Không khuyến khích cắt mydan để giảm viêm họng thông thường
Trẻ dưới 3 tuổi không nên cắt vì vai trò miễn dịch của amydan vẫn quan trọng ở độ tuổi này
Trước khi phâu thuật cần xem xét tiền sử bệnh, nguy cơ chảy máu, và các yếu tố khác như rối loạn đông máu, bệnh lý nền
Quyết định cắt amydan cần được cá nhân hóa dựa trên sự trao đổi giữa bác sĩ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích(giảm triệu chứng,cải thiện chất lượng cuộc sống) và rủi ro( đau sau mổ, chảy máu, biến chứng gây mê) của trẻ.
Phòng bệnh Sởi cho trẻ

Phòng bệnh Sởi cho trẻ

 09:11 18/02/2025

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp.
Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, thường là nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở nhóm người chưa có miễn dịch do chưa được tiêm chủng vaccine Sởi và chưa từng mắc bệnh Sởi.
Biểu hiện của Sởi: Sốt, sổ mũi, ho. Viêm đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc, phát ban khắp cơ thể .
Biến chứng của bệnh có thể do sự nhân lên của virus gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm não.
Thời gian ủ bệnh Sởi trong 10 ngày (kể từ khi trẻ tiếp túc với mầm bệnh đến khi bắt đầu sốt)
Cách điều trị: Tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Cách phòng bệnh: Tiêm Vaccine là biện pháp phòng Sởi hiệu quả nhất cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Cách ly trẻ có dấu hiệu bị Sởi để tránh lây lan cho các bé khác.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,811
  • Tháng hiện tại15,632
  • Tổng lượt truy cập2,927,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây