2

CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ NHỎ

 10:24 10/04/2025

Mùa nắng nóng các bé dễ bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy Phụ huynh cần biết sơ cứu trẻ bị chảy máu cam như thế nào là đúng cách:
• Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ
• Để trẻ ngồi thẳng, hơi cúi đầu về phía trước, không cho trẻ xì mũi hoặc nằm ngửa.
• Bóp chặt phần mềm của mũi trong 10-15p liên tục
• Đặt khăn lạnh lên cánh mũi hoặc lên trán để co mạch máu
• Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng
• Kiểm tra sau 15p nếu máu chưa ngừng chảy, lập lại quy trình
• Sau khi cầm máu cho trẻ ngồi nghỉ ngơi
• Nếu máu vẫn chảy sau khi áp dụng các bước trên thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
3

BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP (AOM)

 14:00 03/04/2025

Viêm tai giữa cấp là tình trạng phổ biến ở trẻ em, hiểu rõ cách nhận biết và cách chăm là rất quan trọng
Dấu hiệu nhận biết:
Để xác định trẻ AOM bác sĩ sẽ kiểm tra xem màng nhĩ của trẻ có phồng lên không. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm màng nhĩ ít di động, đỏ lên, hoặc có chất lỏng mủ trong tai giữa. Tuy nhiên, chỉ sốt hoặc màng nhĩ đỏ không đủ điều kiện để kết luận trẻ bị AOM.
Cách chăm sóc ban đầu:
Khi trẻ bị AOM, việc giảm đâu là ưu tiên hàng đầu. Có thể hỗ trợ như thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị “chờ và theo dõi” mà không cần dùng kháng sinh ngay.
Điều trị bằng kháng sinh:
Lựa chọn hàng đầu là amoxicillin với liều từ 80-90 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cần thay đổi thuốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, mức độ kháng thuốc.
CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

 15:53 06/03/2025

Việc chăm sóc mắt cho trẻ là vô cùng quan trọng, vì vậy cha mẹ cần quan tâm chăm sóc mắt cho trẻ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng.
Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh mắt mỗi ngày, tránh để bé dụi tay lên mắt thường xuyên, luôn giữ tay bé sạch sẽ để bé có dụi tay lên mắt cũng hạn chế gây viêm nhiễm.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra mắt cho trẻ phụ huynh nhé:
• Trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc trẻ ở lớp phải chạy lại gần bảng hoặc phải nhìn bạn chép bài.
• Trẻ hay nheo mắt hoặc có tư thế nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở nơi xa.
• Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
• Sợ ánh sáng hoặc hay bị chói mắt
• Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt
• Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi
• Thường không thích các hoặt động liên quan tới thị giác gần như vẽ,tô màu, tập đọc…
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo chiếu sáng tốt, trần tường phải sáng màu
• Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu
• Chế độ học tập của trẻ hợp lý, kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi để mắt được nghỉ ngơi
• Uống vitamin A đầy đủ theo lịch của trạm y tế
• Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B12, thực phẩm tốt cho mắt vào khẩu phần ăn của trẻ:trứng, cá hồi, bông cải xanh…
• Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc, viết
1

Trẻ bị bỏng

 08:56 25/02/2025

1. Nguy hiểm bỏng
- Bỏng rất nguy hiểm, bỏng gây phù nổ, phồng nước, tuột da gây đau rát. Bỏng nặng sâu bên trên diện tích rộng có thể gây hoảng loạn, sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây chết người. bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, tàn phế suốt đời.
- Phích nước, bật lửa, đèn dầu, bàn la, bô xe,nước sôi,bóng bay, pháo… đều có nguy cơ gây bỏng.
2. Cách phòng tránh
- Làm cửa chấn quanh khu vực nấu ăn, phải để xa tầm tay của trẻ như thức ăn, đồ uống còn nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
- Luôn kiểm tra nhietj độ thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn. Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa, các vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa, xăng dầu.
- Sử dụng các dụng cụ điện an toàn
3. Cách xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Nhanh chóng cắt bỏ quần áo, giày tất,đồ trang sức nơi vùng bỏng trước khi da phồng lên
- Đưa nạn nhân đến chỗ vòi nước mát để rửa càng sớm càng tốt, rửa dưới vòi nước trong vòng ít nhất 20 phút sau đó di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
1

KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ ĐỢT 2 NĂM HỌC 2024 - 2025

 10:25 19/02/2025

Nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ, trường mầm non Đoàn Thị Liên tổ chức khám sức khỏe định kỳ đợt 2 trong năm học 2024-2025. Hoạt động này giúp nhà trường và phụ huynh theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, phát hiện sớm các vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đội ngũ y tế sẽ kiểm tra tổng quát, bao gồm cân nặng, chiều cao, mắt, răng miệng và các vấn đề sức khỏe khác. Nhà trường mong nhận được sự phối hợp của phụ huynh để đảm bảo trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng học tập và vui chơi.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bún gạo nấu thịt bằm
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh chua cá diêu hồng
Gà kho thơm

Bữa xế:

Bánh hura

Bữa chiều:

Soup thịt bò rau củ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại18,575
  • Tổng lượt truy cập2,930,645
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây