1

BỆNH QUAI BỊ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

 10:00 29/04/2025

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Hơn 80% trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh, thường gặp nhất ở trẻ 6-10 tuổi. người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh.
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt của người bệnh, đặc biệt người bệnh có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi có biểu hiện sung tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi sưng tuyến mang tai.
Biểu hiện của bệnh quai bị:
• Sốt cao lên đến 40 độ C
• Sưng tuyến nước bọt mang tai
• Ở trẻ vị thành niên có thể sưng và đau tinh hoàn
• Tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày
Cách điều trị:
• Nên nghỉ ngơi nhiều hơn
• Súc miệng bằng nước muối
• Chăm róc răng miệng, ăn đồ lỏng dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh ăn thức ăn có vị chua
• Tuyệt đối KHÔNG sử dụng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ
• Đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách
Cách phòng ngừa bệnh quai bị:
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống
• Lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch đồ chơi
• Che miệng khi ho,hắt hơi
• Quan trọng nhất là phải tiêm phòng Vắc xin để phòng bệnh quai bị
3

BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP (AOM)

 14:00 03/04/2025

Viêm tai giữa cấp là tình trạng phổ biến ở trẻ em, hiểu rõ cách nhận biết và cách chăm là rất quan trọng
Dấu hiệu nhận biết:
Để xác định trẻ AOM bác sĩ sẽ kiểm tra xem màng nhĩ của trẻ có phồng lên không. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm màng nhĩ ít di động, đỏ lên, hoặc có chất lỏng mủ trong tai giữa. Tuy nhiên, chỉ sốt hoặc màng nhĩ đỏ không đủ điều kiện để kết luận trẻ bị AOM.
Cách chăm sóc ban đầu:
Khi trẻ bị AOM, việc giảm đâu là ưu tiên hàng đầu. Có thể hỗ trợ như thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị “chờ và theo dõi” mà không cần dùng kháng sinh ngay.
Điều trị bằng kháng sinh:
Lựa chọn hàng đầu là amoxicillin với liều từ 80-90 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cần thay đổi thuốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, mức độ kháng thuốc.
SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

 09:27 04/02/2025

Hiện tượng kháng thuốc xảy ra khi mầm bệnh( vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) không bị diệt bởi thuốc kháng sinh. Hiện nay, tình trạng kháng thuốc ở trẻ này càng gia tăng cho trẻ khó uống thuốc, uống chưa đủ liều đã tự ý ngưng thuốc.
Nguyên nhân gây kháng thuốc:
• Tự ý mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ không theo hướng dẫn
• Bán thuốc kháng sinh không có đơn
• Kê đơn thuốc không hợp lý
• Sử dụng tùy tiện kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Hậu quả của việc kháng thuốc:
• Làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong
• Thời gian điều trị kéo dài hơn
• Chi phí điều trị tốn kém
Cần làm gì phòng kháng thuốc:
• Chỉ mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn
• Sử dụng kháng sinh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
• Cho trẻ uống đủ liều lượng
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thực đơn
Bữa sáng:

Buan safoco nấu thịt heo
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh bắp cải nấu tôm thịt
Thịt kho đậu hũ nấm

Bữa xế:

Nước sâm

Bữa chiều:

Tiệc buffet cuối năm

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay3,954
  • Tháng hiện tại37,390
  • Tổng lượt truy cập3,037,148
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây