Bệnh Sốt xuất huyết

Bệnh Sốt xuất huyết  

  •   07/05/2025 08:38:00 AM
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0
Sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm nhưng thường vào mùa mưa, từ Tháng 6 đến tháng 11 là giai đoạn thuận lợi để Muỗi vằn sinh sôi và nảy nở, lây lan mầm bệnh nhanh chóng.
Đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mưa nhiều, khả năng gia tăng bệnh sốt xuất huyết. Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu sớm nhận biết của bệnh, gồm: sốt cao đột ngột, liên tục kèm các triệu chứng nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, đau cơ, đau khớp, đau hố mắt, xuất huyết da và niêm mạc….
Do bệnh có thể chuyển biến nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ngay khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng mà phụ huynh cần chú ý:
Trẻ vật vã, lừ đừ, li bì
Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau, nhất là ở vùng hạ sườn bên phải
Nôn nhiều ≥ 3 lần trong vòng 1 giờ hoặc ≥ 4 lần trong vòng 6 giờ
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, ói ra máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu
Gan to > 2 cm dưới bờ sườn
Tiểu ít
Tay chân lạnh, ẩm
Da nổi bông
Thở mệt
Hiện nay, đã có vắc xin phòng ngừa Sốt xuất huyết, phụ huynh cần đưa trẻ đến tiêm để phòng bệnh cho trẻ nhé.
1

BỆNH QUAI BỊ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

  •   29/04/2025 10:00:00 AM
  •   Đã xem: 17
  •   Phản hồi: 0
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Hơn 80% trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh, thường gặp nhất ở trẻ 6-10 tuổi. người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh.
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt của người bệnh, đặc biệt người bệnh có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi có biểu hiện sung tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi sưng tuyến mang tai.
Biểu hiện của bệnh quai bị:
• Sốt cao lên đến 40 độ C
• Sưng tuyến nước bọt mang tai
• Ở trẻ vị thành niên có thể sưng và đau tinh hoàn
• Tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày
Cách điều trị:
• Nên nghỉ ngơi nhiều hơn
• Súc miệng bằng nước muối
• Chăm róc răng miệng, ăn đồ lỏng dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh ăn thức ăn có vị chua
• Tuyệt đối KHÔNG sử dụng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ
• Đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách
Cách phòng ngừa bệnh quai bị:
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống
• Lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch đồ chơi
• Che miệng khi ho,hắt hơi
• Quan trọng nhất là phải tiêm phòng Vắc xin để phòng bệnh quai bị
Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền nam

Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền nam

  •   29/04/2025 09:48:00 AM
  •   Đã xem: 18
  •   Phản hồi: 0
Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), cô và các bé trường Mầm non Đoàn Thị Liên cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, ý nghĩa. Các bé được nghe kể chuyện lịch sử, hát vang những bài ca ca ngợi quê hương, đất nước, cùng nhau vẽ tranh về Tổ quốc thân yêu. Qua những hoạt động này, cô giáo đã gieo vào lòng trẻ niềm tự hào dân tộc, tình yêu đất nước và biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh vì hòa bình hôm nay. Một ngày hội thật rộn ràng và tràn ngập tiếng cười!
Hưởng ứng Ngày hội sách và văn hoá đọc Việt Nam!

Hưởng ứng Ngày hội sách và văn hoá đọc Việt Nam!

  •   28/04/2025 04:54:00 PM
  •   Đã xem: 24
  •   Phản hồi: 0
Ngày hội sách là một dịp đặc biệt để các bạn nhỏ khám phá thế giới của những cuốn sách đầy màu sắc và những câu chuyện thú vị. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển tư duy và tình yêu đọc sách cho trẻ em, đặc biệt là các bạn nhỏ ở độ tuổi mầm non. Ngày hội sách không chỉ giúp các bé tìm hiểu những câu chuyện mới mẻ mà còn mở rộng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các bé.
3

BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO TRẺ THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

  •   24/04/2025 06:49:00 AM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc thức ăn); say nắng, say nóng (sốc nhiệt); các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng.
Các bậc phụ huynh nên:
• Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Tạo cho con trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng…để giúp loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay của trẻ.
• Ăn uống hợp vệ sinh: Chú ý vấn đề chế biến và bảo quản thức ăn, thức uống, thời gian cho phép khi lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài. Nếu ăn đồ ăn ngoài hàng, quán…cần lựa chọn địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
• Tạo môi trường sống trong lành, an toàn: Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ…giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm.
• Tăng cường lượng dịch uống: Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước đun sôi để nguội…giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng.
• Hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng: Dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 - 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.
• Chích ngừa đầy đủ: Một số bệnh lây nhiễm có vắc-xin phòng bệnh, nên chích ngừa để trẻ giảm khả năng mắc bệnh và bảo vệ trẻ qua mùa nắng nóng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
• Trẻ không tỉnh táo, lừ đừ
• Không uống được, bỏ bú
• Mất nước diễn tiến nặng: không có nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, khóc không có nước mắt, da/môi khô, mắt trũng
• Tiêu chảy > 2 ngày không giảm; tiêu chảy có sốt, đau bụng, nôn ói, phân có máu;
• Bất kể dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.
VẾT THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN

VẾT THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN

  •   18/04/2025 07:41:00 AM
  •   Đã xem: 84
  •   Phản hồi: 0
1. Các nguy hiểm do vết thương từ vật sắc nhọn
- Những vật sắc nhọn có thể gây thương tích như đứt tay, chảy máu…
- Nếu vết thương ở mạch máu gây chảy nhiều dẫn đến mất máu, tử vong
- Nếu những vật gây thương tích: dao, kéo, đinh… bị bẩn, rỉ sét có thể gây uốn ván và nhiễm trùng nặng
2. Cách phòng tránh
- Để các vật sắc nhọn trên cao, tránh lối ra vào, để ngoài tầm tay trẻ em
- Không cho trẻ em chơi với vật sắc nhọn
3. Cách xử lý
- Sát trùng vết thương bằng thuốc sát trùng
- Nếu nạn nhân bị đâm da, phải lấy vật đó ra sau đó mới sát trùng
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
1

DẤU HIỆU TRẺ MẮC BỆNH TỰ KỶ

  •   15/04/2025 04:07:00 PM
  •   Đã xem: 90
  •   Phản hồi: 0
Phụ huynh thường có xu hướng bỏ qua khi trẻ không phản ứng nếu được gọi tên, không chỉ tay để yêu cầu, ít giao tiếp bằng mắt, hoặc có những sở thích lặp đi lặp lại. Phụ huynh có thể nhầm lẫn trẻ chỉ “ nhút nhát” hoặc “khó tính” thay vì có khả năng trẻ mắc bệnh tự kỷ, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Theo đó, tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh- tâm lý ở trẻ em. Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
Mộ số trẻ tự kỷ không nói hoặc nói muộn hơn so với bạn cùng trang lứa, có trường hợp trẻ biết nói lúc đúng tuổi nhưng không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà chỉ lặp lại lời của người khác. Điều này dễ khiến phụ huynh bị bỏ sót hoặc hiểu lầm trẻ bị chậm nói đơn thuần.
Vì vậy, nếu trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý sớm:
• Trẻ 12 tháng tuổi không bập bẹ hoặc không giao tiếp bằng cử chỉ
• Trẻ 16 tháng tuổi chưa nói được từ đơn
• Trẻ 24 tháng tuổi chưa nói được cụm từ có ý nghĩa
• Trẻ có kỹ năng nhưng sau bị thoái lui
• Trẻ không có hứng thú với việc tương tác với người khác
• Có những hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế sở thích
Phụ huynh là những người gắn bó với trẻ lâu dài nhất. Khi tre mắc bệnh tự lỷ không chỉ cần hỗ trợ từ bác sĩ mà còn cần một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và nhất quán từ gia đình.
2

CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ NHỎ

  •   10/04/2025 10:24:00 AM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0
Mùa nắng nóng các bé dễ bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy Phụ huynh cần biết sơ cứu trẻ bị chảy máu cam như thế nào là đúng cách:
• Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ
• Để trẻ ngồi thẳng, hơi cúi đầu về phía trước, không cho trẻ xì mũi hoặc nằm ngửa.
• Bóp chặt phần mềm của mũi trong 10-15p liên tục
• Đặt khăn lạnh lên cánh mũi hoặc lên trán để co mạch máu
• Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng
• Kiểm tra sau 15p nếu máu chưa ngừng chảy, lập lại quy trình
• Sau khi cầm máu cho trẻ ngồi nghỉ ngơi
• Nếu máu vẫn chảy sau khi áp dụng các bước trên thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
3

BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP (AOM)

  •   03/04/2025 02:00:00 PM
  •   Đã xem: 53
  •   Phản hồi: 0
Viêm tai giữa cấp là tình trạng phổ biến ở trẻ em, hiểu rõ cách nhận biết và cách chăm là rất quan trọng
Dấu hiệu nhận biết:
Để xác định trẻ AOM bác sĩ sẽ kiểm tra xem màng nhĩ của trẻ có phồng lên không. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm màng nhĩ ít di động, đỏ lên, hoặc có chất lỏng mủ trong tai giữa. Tuy nhiên, chỉ sốt hoặc màng nhĩ đỏ không đủ điều kiện để kết luận trẻ bị AOM.
Cách chăm sóc ban đầu:
Khi trẻ bị AOM, việc giảm đâu là ưu tiên hàng đầu. Có thể hỗ trợ như thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị “chờ và theo dõi” mà không cần dùng kháng sinh ngay.
Điều trị bằng kháng sinh:
Lựa chọn hàng đầu là amoxicillin với liều từ 80-90 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cần thay đổi thuốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, mức độ kháng thuốc.
Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

  •   02/04/2025 11:13:00 AM
  •   Đã xem: 30
  •   Phản hồi: 0
Tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Đến nay, đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin:
• Các bệnh do vi khuẩn: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, tả, bệnh do phế cầu, não mô cầu type A,B,C, …
• Bệnh do vi rus: đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, dại, viêm gan A,B, viêm não Nhật Bán B, …
Lợi ích của việc Tiêm Chủng: tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
Việc cần làm trước khi Tiêm chủng:
• Mang theo sổ tiêm cũ, thẻ bảo hiểm y tế, CCCD…
• Ăn uống đầy đủ
• Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay thường xuyên
• Hỏi nhân viên y tế về loại vắc xin được tiêm, hạn sử dụng…
Việc cần làm sau khi Tiêm chủng:
• Ở lại theo dõi phản ứng sau tiêm 30p
• Theo dõi tại nhà trong 7 ngày
• Lưu giữ sổ tiêm
• Không bôi thuốc hoặc lá lên chỗ tiêm
• Đến ngay cơ sỏ y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường
Hiện nay có rất nhiều trung tâm Tiêm chủng như: VNVC, Long Châu, Bệnh viện, Trạm y tế, Trung tâm y tế.
1

THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC MARIE CURIE

  •   01/04/2025 07:08:00 AM
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ khối Lá được trải nghiệm thực tế về môi trường học tập tại trường Tiểu học, làm quen với một số hoạt động của học sinh lớp Một và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc chuyển cấp, trường Mầm non Đoàn Thị Liên đã phối hợp tổ chức chương trình tham quan dành cho các bé tại Trường Trung Tiểu học Marie Curie vào ngày 01/4/2025.
Buổi tham quan là cơ hội tuyệt vời để các bé tiếp xúc trực tiếp với không gian học tập tại trường Tiểu học, quan sát các lớp học, được trải nghiệm các hoạt động học ở trường như: học tiếng anh, khám phá khoa học, thể dục….. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các bé đã được tham gia vào một tiết học mẫu, lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống học đường và làm quen với các anh chị học sinh Tiểu học.
Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu, tham gia trò chơi cùng các anh chị lớp Một cũng giúp các bé cảm thấy hứng thú và tự tin hơn trước khi bước vào ngưỡng cửa Tiểu học. Những câu hỏi hồn nhiên, ánh mắt háo hức và những nụ cười rạng rỡ của các bé trong suốt chuyến tham quan chính là minh chứng rõ nét cho sự thành công của chương trình.
Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI

Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI

  •   28/03/2025 09:55:00 AM
  •   Đã xem: 40
  •   Phản hồi: 0
Thành phố Thủ Dầu Một đang triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI năm 2025 tại 14 Trạm Y tế phường cho các đối tượng sau:
1. Trẻ từ đủ 06 tháng đến dưới 09 tháng tuổi.
2. Trẻ từ đủ 01 tuổi đến 10 tuổi (Trừ những trẻ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thành phần SỞI thì KHÔNG TIÊM trong đợt này).
Quý phụ huynh hãy đưa trẻ từ 06 đến 09 tháng tuổi và trẻ từ 1 đến 10 tuổi (chưa được tiêm vaccin có thành phần sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccin có thành phần sởi) đến các Trạm Y tế phường gần nhất trong hôm nay (ngày 27/3/2025) và ngày thứ 2 (31/3/2025) để trẻ được bảo vệ phòng chống bệnh SỞI tốt nhất.
Diễn biến bệnh Sởi

Diễn biến bệnh Sởi

  •   24/03/2025 07:31:00 AM
  •   Đã xem: 40
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay dịch Sởi vẫn còn bùng phát trong cộng đồng dù đã triển khai chiến dịch tiêm Sởi từ mấy tháng qua, trẻ e 6 tháng tuổi trở lên đã được tiêm vắc xin phòng ngừa Sởi thay vì 9 tháng như trước. Hãy chủ động cho trẻ tiêm Sởi sớm và nhanh nhất có thể Phụ huynh nhé.
1

VIÊM AMYDAN Ở TRẺ

  •   19/03/2025 04:17:00 PM
  •   Đã xem: 38
  •   Phản hồi: 0
VIÊM AMYDAN Ở TRẺ VÀ KHI NÀO NÊN CẮT AMYDAN
CHỈ ĐỊNH CẮT AMYDAN THEO AAP:
1. Viêm amydan tái phát nhiều lần
7 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm
5 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 2 năm liên tiếp hoặc
3 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 3 năm liên tiếp
2. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ngáy to, ngưng thở khi ngủ hoặc thở bất thường
Hành vi bất thường ban ngày: tăng động, buồn ngủ, kém tập trung
3. Biến chứng của viêm amydan
Áp xe quanh amydan: thường thì cần phẫu thuật nếu tái phát hoặc không đáp ứng với dẫn lưu và kháng sinh.
Biến chứng xa: viêm cầu thận, thấp tim, hoặc viêm khớp do liên cầu khuẩn không được kiểm soát
4. Amydan phì đâị gây ảnh hưởng nghiêm trọng:
Khó nuốt, ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Thay đổi giọng nói hoặc khó phát âm
Tắc nghẽn đường thở ảnh hưởng đến hô hấp
LƯU Ý TỪ AAP:
Không khuyến khích cắt mydan để giảm viêm họng thông thường
Trẻ dưới 3 tuổi không nên cắt vì vai trò miễn dịch của amydan vẫn quan trọng ở độ tuổi này
Trước khi phâu thuật cần xem xét tiền sử bệnh, nguy cơ chảy máu, và các yếu tố khác như rối loạn đông máu, bệnh lý nền
Quyết định cắt amydan cần được cá nhân hóa dựa trên sự trao đổi giữa bác sĩ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích(giảm triệu chứng,cải thiện chất lượng cuộc sống) và rủi ro( đau sau mổ, chảy máu, biến chứng gây mê) của trẻ.
2

BỆNH BẠCH HẦU

  •   11/03/2025 02:45:00 PM
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể diễn biến nặng gây tử vong.
Bẹnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu như không có miễn dịch.
Bệnh được lây truyền qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,… bị nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây ra bạch hầu da.
Bệnh bạch hầu có biểu hiện:
• Sốt
• Đau họng, khan tiếng
• Chán ăn
• Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, xám hoặc đen bám dính ở họng, mũi, da…
• Trường hơp nặng có thể gây tổn thương tim, phổi, thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách phòng bệnh bạch hầu:
• Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
• Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Vệ sinh nhà ở, lớp học…
• Phát hiện, cách ly người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.
CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

  •   06/03/2025 03:53:00 PM
  •   Đã xem: 60
  •   Phản hồi: 0
Việc chăm sóc mắt cho trẻ là vô cùng quan trọng, vì vậy cha mẹ cần quan tâm chăm sóc mắt cho trẻ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng.
Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh mắt mỗi ngày, tránh để bé dụi tay lên mắt thường xuyên, luôn giữ tay bé sạch sẽ để bé có dụi tay lên mắt cũng hạn chế gây viêm nhiễm.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra mắt cho trẻ phụ huynh nhé:
• Trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc trẻ ở lớp phải chạy lại gần bảng hoặc phải nhìn bạn chép bài.
• Trẻ hay nheo mắt hoặc có tư thế nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở nơi xa.
• Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
• Sợ ánh sáng hoặc hay bị chói mắt
• Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt
• Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi
• Thường không thích các hoặt động liên quan tới thị giác gần như vẽ,tô màu, tập đọc…
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo chiếu sáng tốt, trần tường phải sáng màu
• Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu
• Chế độ học tập của trẻ hợp lý, kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi để mắt được nghỉ ngơi
• Uống vitamin A đầy đủ theo lịch của trạm y tế
• Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B12, thực phẩm tốt cho mắt vào khẩu phần ăn của trẻ:trứng, cá hồi, bông cải xanh…
• Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc, viết
`

Ngộ độc

  •   05/03/2025 07:48:00 AM
  •   Đã xem: 44
  •   Phản hồi: 0
1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Bệnh dại và cách phòng tránh

  •   28/02/2025 04:54:00 PM
  •   Đã xem: 45
  •   Phản hồi: 0
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây từ động vật như chó, mèo sang người.
Bệnh do vi rút dại gây ra, thường tác động lên thần kinh điên dại
Cách phòng bệnh dại:
• Cách tốt nhất phòng dại sang người là tiêm phòng bệnh dại hàng năm cho vật nuôi chó, mèo…
• Đeo rọ mỗm cho chó, không thả rông mèo để tránh cắn người
Cách nhận biết chó dại:
• Chó dại thể điên cuồng: chó thay đổi thói quen thường ngày, hay tấn công, hung dữ bất thường, sủa và rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, sợ gió, sợ nước.
• Chó dại thể bại liệt: chó buồn bã, mệt mỏi, nhai nuốt khó khăn, chó bị bại liệt, trễ hàm, chảy nhiều nước dãi.
Cần làm gì khi bị vật nuôi cắn:
• Rửa xối vết cắn dưới vòi nước trong 15 phút
• Sát khuẩn vết cắn bằng cồn y tế, povidin
• Hạn chế làm dập và không băng kín vết cắn
• Thông báo ngay cho thú y xã phường bắt vật nuôi lại
• Không đụng chạm đến vật nuôi để đảm bảo an toàn
• Đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và tiêm phòng bệnh dại
2

HỘI THI "BÉ VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG"

  •   25/02/2025 02:49:00 PM
  •   Đã xem: 67
  •   Phản hồi: 0
Nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho trẻ mầm non, giúp các bé có những hiểu biết cơ bản về luật giao thông đường bộ, đồng thời tạo cơ hội để phụ huynh nắm bắt thêm kiến thức, từ đó hướng dẫn con em mình tham gia giao thông an toàn.
Vào sáng ngày 25/02/2025, nhà trường đã phối hợp với Ban An toàn giao thông phường Phú Lợi tổ chức chương trình “ Tôi Yêu Việt Nam” với nội dung :tuyên truyền về kiến thức về An toàn giao thông , tổ chức cho trẻ giao lưu các câu hỏi về ATGT và cho trẻ thể hiện tài năng qua các phần thi của hội thi “ Bé với An toàn giao thông”
Sáng nay nhà trường rất vinh dự được đón tiếp, sự hiện diện của:
• Đồng chí Thiếu tá Hồ Anh Tuấn – Phó trưởng công an phường Phú Lợi
• Đồng chí Ngô Linh Sang – Công an phường Phú Lợi phụ trách khu vực.
• Ban giám hiệu nhà trường
• Ban đại diện cha mẹ trẻ.
• Quý phụ huynh cùng tập thể CBGVNV và các bé.
Buổi chuyên đề hôm nay không chỉ giúp đội ngũ giáo viên của chúng tôi có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, mà còn giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về vai trò của gia đình trong việc hình thành thói quen giao thông an toàn cho con ngay từ nhỏ. Đặc biệt, các bé cũng đã có những trải nghiệm bổ ích, vui nhộn khi được tham gia các hoạt động thực hành, từ đó ghi nhớ những bài học đầu đời về cách đi đường an toàn

Các tin khác

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bún chả bình dương
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh mướp hương nấu thịt bằm
Trứng chiên ngũ sắc

Bữa xế:

Nước chanh dây

Bữa chiều:

Bánh đa nấu tôm thịt

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay968
  • Tháng hiện tại8,646
  • Tổng lượt truy cập2,948,830
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây