16:07 15/04/2025
Phụ huynh thường có xu hướng bỏ qua khi trẻ không phản ứng nếu được gọi tên, không chỉ tay để yêu cầu, ít giao tiếp bằng mắt, hoặc có những sở thích lặp đi lặp lại. Phụ huynh có thể nhầm lẫn trẻ chỉ “ nhút nhát” hoặc “khó tính” thay vì có khả năng trẻ mắc bệnh tự kỷ, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Theo đó, tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh- tâm lý ở trẻ em. Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
Mộ số trẻ tự kỷ không nói hoặc nói muộn hơn so với bạn cùng trang lứa, có trường hợp trẻ biết nói lúc đúng tuổi nhưng không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà chỉ lặp lại lời của người khác. Điều này dễ khiến phụ huynh bị bỏ sót hoặc hiểu lầm trẻ bị chậm nói đơn thuần.
Vì vậy, nếu trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý sớm:
• Trẻ 12 tháng tuổi không bập bẹ hoặc không giao tiếp bằng cử chỉ
• Trẻ 16 tháng tuổi chưa nói được từ đơn
• Trẻ 24 tháng tuổi chưa nói được cụm từ có ý nghĩa
• Trẻ có kỹ năng nhưng sau bị thoái lui
• Trẻ không có hứng thú với việc tương tác với người khác
• Có những hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế sở thích
Phụ huynh là những người gắn bó với trẻ lâu dài nhất. Khi tre mắc bệnh tự lỷ không chỉ cần hỗ trợ từ bác sĩ mà còn cần một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và nhất quán từ gia đình.