1

DẤU HIỆU TRẺ MẮC BỆNH TỰ KỶ

  •   15/04/2025 04:07:00 PM
  •   Đã xem: 12
  •   Phản hồi: 0
Phụ huynh thường có xu hướng bỏ qua khi trẻ không phản ứng nếu được gọi tên, không chỉ tay để yêu cầu, ít giao tiếp bằng mắt, hoặc có những sở thích lặp đi lặp lại. Phụ huynh có thể nhầm lẫn trẻ chỉ “ nhút nhát” hoặc “khó tính” thay vì có khả năng trẻ mắc bệnh tự kỷ, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Theo đó, tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh- tâm lý ở trẻ em. Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
Mộ số trẻ tự kỷ không nói hoặc nói muộn hơn so với bạn cùng trang lứa, có trường hợp trẻ biết nói lúc đúng tuổi nhưng không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà chỉ lặp lại lời của người khác. Điều này dễ khiến phụ huynh bị bỏ sót hoặc hiểu lầm trẻ bị chậm nói đơn thuần.
Vì vậy, nếu trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý sớm:
• Trẻ 12 tháng tuổi không bập bẹ hoặc không giao tiếp bằng cử chỉ
• Trẻ 16 tháng tuổi chưa nói được từ đơn
• Trẻ 24 tháng tuổi chưa nói được cụm từ có ý nghĩa
• Trẻ có kỹ năng nhưng sau bị thoái lui
• Trẻ không có hứng thú với việc tương tác với người khác
• Có những hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế sở thích
Phụ huynh là những người gắn bó với trẻ lâu dài nhất. Khi tre mắc bệnh tự lỷ không chỉ cần hỗ trợ từ bác sĩ mà còn cần một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và nhất quán từ gia đình.
2

CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ NHỎ

  •   10/04/2025 10:24:00 AM
  •   Đã xem: 16
  •   Phản hồi: 0
Mùa nắng nóng các bé dễ bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy Phụ huynh cần biết sơ cứu trẻ bị chảy máu cam như thế nào là đúng cách:
• Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ
• Để trẻ ngồi thẳng, hơi cúi đầu về phía trước, không cho trẻ xì mũi hoặc nằm ngửa.
• Bóp chặt phần mềm của mũi trong 10-15p liên tục
• Đặt khăn lạnh lên cánh mũi hoặc lên trán để co mạch máu
• Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng
• Kiểm tra sau 15p nếu máu chưa ngừng chảy, lập lại quy trình
• Sau khi cầm máu cho trẻ ngồi nghỉ ngơi
• Nếu máu vẫn chảy sau khi áp dụng các bước trên thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
3

BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP (AOM)

  •   03/04/2025 02:00:00 PM
  •   Đã xem: 34
  •   Phản hồi: 0
Viêm tai giữa cấp là tình trạng phổ biến ở trẻ em, hiểu rõ cách nhận biết và cách chăm là rất quan trọng
Dấu hiệu nhận biết:
Để xác định trẻ AOM bác sĩ sẽ kiểm tra xem màng nhĩ của trẻ có phồng lên không. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm màng nhĩ ít di động, đỏ lên, hoặc có chất lỏng mủ trong tai giữa. Tuy nhiên, chỉ sốt hoặc màng nhĩ đỏ không đủ điều kiện để kết luận trẻ bị AOM.
Cách chăm sóc ban đầu:
Khi trẻ bị AOM, việc giảm đâu là ưu tiên hàng đầu. Có thể hỗ trợ như thuốc hạ sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị “chờ và theo dõi” mà không cần dùng kháng sinh ngay.
Điều trị bằng kháng sinh:
Lựa chọn hàng đầu là amoxicillin với liều từ 80-90 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cần thay đổi thuốc, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, mức độ kháng thuốc.
Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

Tại sao phải tiêm chủng cho trẻ?

  •   02/04/2025 11:13:00 AM
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0
Tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Đến nay, đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin:
• Các bệnh do vi khuẩn: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, tả, bệnh do phế cầu, não mô cầu type A,B,C, …
• Bệnh do vi rus: đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, dại, viêm gan A,B, viêm não Nhật Bán B, …
Lợi ích của việc Tiêm Chủng: tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
Việc cần làm trước khi Tiêm chủng:
• Mang theo sổ tiêm cũ, thẻ bảo hiểm y tế, CCCD…
• Ăn uống đầy đủ
• Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay thường xuyên
• Hỏi nhân viên y tế về loại vắc xin được tiêm, hạn sử dụng…
Việc cần làm sau khi Tiêm chủng:
• Ở lại theo dõi phản ứng sau tiêm 30p
• Theo dõi tại nhà trong 7 ngày
• Lưu giữ sổ tiêm
• Không bôi thuốc hoặc lá lên chỗ tiêm
• Đến ngay cơ sỏ y tế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường
Hiện nay có rất nhiều trung tâm Tiêm chủng như: VNVC, Long Châu, Bệnh viện, Trạm y tế, Trung tâm y tế.
Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI

Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI

  •   28/03/2025 09:55:00 AM
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
Thành phố Thủ Dầu Một đang triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin SỞI năm 2025 tại 14 Trạm Y tế phường cho các đối tượng sau:
1. Trẻ từ đủ 06 tháng đến dưới 09 tháng tuổi.
2. Trẻ từ đủ 01 tuổi đến 10 tuổi (Trừ những trẻ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thành phần SỞI thì KHÔNG TIÊM trong đợt này).
Quý phụ huynh hãy đưa trẻ từ 06 đến 09 tháng tuổi và trẻ từ 1 đến 10 tuổi (chưa được tiêm vaccin có thành phần sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccin có thành phần sởi) đến các Trạm Y tế phường gần nhất trong hôm nay (ngày 27/3/2025) và ngày thứ 2 (31/3/2025) để trẻ được bảo vệ phòng chống bệnh SỞI tốt nhất.
Diễn biến bệnh Sởi

Diễn biến bệnh Sởi

  •   24/03/2025 07:31:00 AM
  •   Đã xem: 29
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay dịch Sởi vẫn còn bùng phát trong cộng đồng dù đã triển khai chiến dịch tiêm Sởi từ mấy tháng qua, trẻ e 6 tháng tuổi trở lên đã được tiêm vắc xin phòng ngừa Sởi thay vì 9 tháng như trước. Hãy chủ động cho trẻ tiêm Sởi sớm và nhanh nhất có thể Phụ huynh nhé.
1

VIÊM AMYDAN Ở TRẺ

  •   19/03/2025 04:17:00 PM
  •   Đã xem: 30
  •   Phản hồi: 0
VIÊM AMYDAN Ở TRẺ VÀ KHI NÀO NÊN CẮT AMYDAN
CHỈ ĐỊNH CẮT AMYDAN THEO AAP:
1. Viêm amydan tái phát nhiều lần
7 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm
5 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 2 năm liên tiếp hoặc
3 lần hoặc nhiều hơn mỗi năm trong 3 năm liên tiếp
2. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ngáy to, ngưng thở khi ngủ hoặc thở bất thường
Hành vi bất thường ban ngày: tăng động, buồn ngủ, kém tập trung
3. Biến chứng của viêm amydan
Áp xe quanh amydan: thường thì cần phẫu thuật nếu tái phát hoặc không đáp ứng với dẫn lưu và kháng sinh.
Biến chứng xa: viêm cầu thận, thấp tim, hoặc viêm khớp do liên cầu khuẩn không được kiểm soát
4. Amydan phì đâị gây ảnh hưởng nghiêm trọng:
Khó nuốt, ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Thay đổi giọng nói hoặc khó phát âm
Tắc nghẽn đường thở ảnh hưởng đến hô hấp
LƯU Ý TỪ AAP:
Không khuyến khích cắt mydan để giảm viêm họng thông thường
Trẻ dưới 3 tuổi không nên cắt vì vai trò miễn dịch của amydan vẫn quan trọng ở độ tuổi này
Trước khi phâu thuật cần xem xét tiền sử bệnh, nguy cơ chảy máu, và các yếu tố khác như rối loạn đông máu, bệnh lý nền
Quyết định cắt amydan cần được cá nhân hóa dựa trên sự trao đổi giữa bác sĩ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích(giảm triệu chứng,cải thiện chất lượng cuộc sống) và rủi ro( đau sau mổ, chảy máu, biến chứng gây mê) của trẻ.
2

BỆNH BẠCH HẦU

  •   11/03/2025 02:45:00 PM
  •   Đã xem: 27
  •   Phản hồi: 0
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể diễn biến nặng gây tử vong.
Bẹnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu như không có miễn dịch.
Bệnh được lây truyền qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,… bị nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây ra bạch hầu da.
Bệnh bạch hầu có biểu hiện:
• Sốt
• Đau họng, khan tiếng
• Chán ăn
• Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, xám hoặc đen bám dính ở họng, mũi, da…
• Trường hơp nặng có thể gây tổn thương tim, phổi, thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách phòng bệnh bạch hầu:
• Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
• Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày
• Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• Vệ sinh nhà ở, lớp học…
• Phát hiện, cách ly người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời.
CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

CÁCH CHĂM SÓC CHO MẮT CHO TRẺ

  •   06/03/2025 03:53:00 PM
  •   Đã xem: 52
  •   Phản hồi: 0
Việc chăm sóc mắt cho trẻ là vô cùng quan trọng, vì vậy cha mẹ cần quan tâm chăm sóc mắt cho trẻ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng.
Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh mắt mỗi ngày, tránh để bé dụi tay lên mắt thường xuyên, luôn giữ tay bé sạch sẽ để bé có dụi tay lên mắt cũng hạn chế gây viêm nhiễm.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra mắt cho trẻ phụ huynh nhé:
• Trẻ xem tivi hay chạy lại gần hoặc trẻ ở lớp phải chạy lại gần bảng hoặc phải nhìn bạn chép bài.
• Trẻ hay nheo mắt hoặc có tư thế nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở nơi xa.
• Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
• Sợ ánh sáng hoặc hay bị chói mắt
• Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt
• Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi
• Thường không thích các hoặt động liên quan tới thị giác gần như vẽ,tô màu, tập đọc…
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo chiếu sáng tốt, trần tường phải sáng màu
• Cấu trúc và sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu
• Chế độ học tập của trẻ hợp lý, kết hợp vui chơi, nghỉ ngơi để mắt được nghỉ ngơi
• Uống vitamin A đầy đủ theo lịch của trạm y tế
• Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1, B12, thực phẩm tốt cho mắt vào khẩu phần ăn của trẻ:trứng, cá hồi, bông cải xanh…
• Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc, viết
`

Ngộ độc

  •   05/03/2025 07:48:00 AM
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
1. Các nguy hiểm do ngộ độc
- Ngộ độc có thể gây tổn thương suốt đời, nạn nhân ngộ độc do thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, bột giặt, axit…
2. Cách phòng tránh ngộ độc
- Thuốc chữa bệnh để trên cao hoặc trong tủ khóa
- Cất kỹ và bỏ tủ khóa lại các chất có thể gây độc
- Bột giặt, thuốc tẩy phải buộc chặt, có nhãn, để xa tầm tay trẻ em
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc tẩy, bột giặt, axit vào những chai lọ không nhãn mác gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
- Nên ăn uống sạch, không ăn thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc
3. Cách xử trí ngộ độc
- Một số dấu hiệu ngộ độc cần biết: sốt kèm theo đau bụng quằn quại, nôn, tieu chảy,… nếu nặng có dâu hiệu hôn mệ, suy thở, co giật, co cứng toàn thân.
- Nếu ngộ độc nhẹ, để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho nạn nhân uống nước đường.
- Nếu ngộ độc với những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tuyến trên.
1

Bệnh dại và cách phòng tránh

  •   28/02/2025 04:54:00 PM
  •   Đã xem: 36
  •   Phản hồi: 0
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây từ động vật như chó, mèo sang người.
Bệnh do vi rút dại gây ra, thường tác động lên thần kinh điên dại
Cách phòng bệnh dại:
• Cách tốt nhất phòng dại sang người là tiêm phòng bệnh dại hàng năm cho vật nuôi chó, mèo…
• Đeo rọ mỗm cho chó, không thả rông mèo để tránh cắn người
Cách nhận biết chó dại:
• Chó dại thể điên cuồng: chó thay đổi thói quen thường ngày, hay tấn công, hung dữ bất thường, sủa và rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, sợ gió, sợ nước.
• Chó dại thể bại liệt: chó buồn bã, mệt mỏi, nhai nuốt khó khăn, chó bị bại liệt, trễ hàm, chảy nhiều nước dãi.
Cần làm gì khi bị vật nuôi cắn:
• Rửa xối vết cắn dưới vòi nước trong 15 phút
• Sát khuẩn vết cắn bằng cồn y tế, povidin
• Hạn chế làm dập và không băng kín vết cắn
• Thông báo ngay cho thú y xã phường bắt vật nuôi lại
• Không đụng chạm đến vật nuôi để đảm bảo an toàn
• Đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và tiêm phòng bệnh dại
1

Trẻ bị bỏng

  •   25/02/2025 08:56:00 AM
  •   Đã xem: 44
  •   Phản hồi: 0
1. Nguy hiểm bỏng
- Bỏng rất nguy hiểm, bỏng gây phù nổ, phồng nước, tuột da gây đau rát. Bỏng nặng sâu bên trên diện tích rộng có thể gây hoảng loạn, sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây chết người. bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, tàn phế suốt đời.
- Phích nước, bật lửa, đèn dầu, bàn la, bô xe,nước sôi,bóng bay, pháo… đều có nguy cơ gây bỏng.
2. Cách phòng tránh
- Làm cửa chấn quanh khu vực nấu ăn, phải để xa tầm tay của trẻ như thức ăn, đồ uống còn nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
- Luôn kiểm tra nhietj độ thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn. Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa, các vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa, xăng dầu.
- Sử dụng các dụng cụ điện an toàn
3. Cách xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Nhanh chóng cắt bỏ quần áo, giày tất,đồ trang sức nơi vùng bỏng trước khi da phồng lên
- Đưa nạn nhân đến chỗ vòi nước mát để rửa càng sớm càng tốt, rửa dưới vòi nước trong vòng ít nhất 20 phút sau đó di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
1

Diễn biến bệnh Sởi

  •   24/02/2025 08:13:00 AM
  •   Đã xem: 36
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhà trường, trung tâm y tế, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phòng dịch bệnh sởi, cúm mùa và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. phụ huynh nên chủ động cho trẻ đến trung tâm tiêm chủng tiêm ngừa phòng bệnh cúm mùa, sởi. Tiêm vắc xin là biện pháp nhanh chóng và an toàn nhất để phòng bệnh, kèm theo đó nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng.
1

KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ ĐỢT 2 NĂM HỌC 2024 - 2025

  •   19/02/2025 10:25:00 AM
  •   Đã xem: 47
  •   Phản hồi: 0
Nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ, trường mầm non Đoàn Thị Liên tổ chức khám sức khỏe định kỳ đợt 2 trong năm học 2024-2025. Hoạt động này giúp nhà trường và phụ huynh theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, phát hiện sớm các vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đội ngũ y tế sẽ kiểm tra tổng quát, bao gồm cân nặng, chiều cao, mắt, răng miệng và các vấn đề sức khỏe khác. Nhà trường mong nhận được sự phối hợp của phụ huynh để đảm bảo trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng học tập và vui chơi.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Phòng bệnh Sởi cho trẻ

Phòng bệnh Sởi cho trẻ

  •   18/02/2025 09:11:00 AM
  •   Đã xem: 39
  •   Phản hồi: 0
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp.
Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, thường là nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở nhóm người chưa có miễn dịch do chưa được tiêm chủng vaccine Sởi và chưa từng mắc bệnh Sởi.
Biểu hiện của Sởi: Sốt, sổ mũi, ho. Viêm đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc, phát ban khắp cơ thể .
Biến chứng của bệnh có thể do sự nhân lên của virus gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm não.
Thời gian ủ bệnh Sởi trong 10 ngày (kể từ khi trẻ tiếp túc với mầm bệnh đến khi bắt đầu sốt)
Cách điều trị: Tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Cách phòng bệnh: Tiêm Vaccine là biện pháp phòng Sởi hiệu quả nhất cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Cách ly trẻ có dấu hiệu bị Sởi để tránh lây lan cho các bé khác.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

  •   13/02/2025 05:04:00 PM
  •   Đã xem: 44
  •   Phản hồi: 0
Bệnh tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Bệnh có biểu hiện tiêu chảy liên tục và có các dấu hiệu mất nước như: khát nước, vẻ mặt hốc hác, mắt trũng, chân tay lạnh…, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong do mất nước.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do sử dụng thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Cách điều trị: đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan dịch bệnh cho người xung quanh.
Cách phòng bệnh:
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: mua thực phẩm sạch, an toàn, ăn chín, uống sôi, sử dụng lồng bàn đậy thức ăn.
• Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch
• Tăng cường vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh
• Tăng cường vệ sinh môi trường xung quanh: không sử dụng cầu tiêu ao cá, không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác thải bừa bãi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Nên làm gì khi có dịch:
• Hạn chế tập trung ăn uống đông người: cưới hỏi, giỗ, ma chay
• Hạn chế người ra vào vùng có dịch
• Xử lý nguồn nước bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế
Bệnh Cúm mùa

Bệnh Cúm mùa

  •   13/02/2025 04:58:00 PM
  •   Đã xem: 36
  •   Phản hồi: 0
TỔNG QUAN VỀ CÚM MÙA
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, thường xảy ra vào mùa đông và có khả năng lây lan mạnh mẽ qua đường hô hấp. Dưới đây là các thông tin cần thiết về bệnh cúm mùa mà bạn cần biết.
1. Người bệnh và triệu chứng
Cúm mùa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và bao gồm:
- Sốt hoặc cảm giác sốt
- Đau họng
- Ho
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau nhức cơ
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
Ở trẻ em, có thể xuất hiện thêm triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy. Cúm mùa có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen phế quản, hay thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Cúm mùa chủ yếu do virus cúm A và B gây ra. Virus cúm liên tục biến đổi thông qua quá trình "trôi" kháng nguyên, dẫn đến sự xuất hiện của các chủng mới có khả năng gây ra dịch cúm. Virus cúm có thể tồn tại trong môi trường từ vài giờ đến vài năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
3. Cách lây truyền
Virus cúm lây lan qua các giọt nhỏ từ đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Khoảng thời gian lây truyền bắt đầu trước khi có triệu chứng và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên. Điều này khiến cúm mùa dễ dàng lây lan trong cộng đồng.
4. Biến chứng
Mặc dù cúm thường tự khỏi, nhưng đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm phổi
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
- Tình trạng suy hô hấp
Phụ nữ mang thai có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nhiều hơn, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai hoặc các vấn đề khác cho thai nhi.
5. Biện pháp phòng ngừa
- Tiêm vắc-xin: Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm mùa, đặc biệt cho những người trong nhóm nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, và người già trên 65 tuổi. Vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
- Thói quen vệ sinh: Rửa tay thường xuyên, sử dụng khẩu trang, tránh tiếp xúc với người bệnh, và duy trì môi trường sạch sẽ cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm.
6. Điều trị
Không có thuốc đặc trị cho cúm, nhưng người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol để giảm triệu chứng. Ngày đầu tiên khi có triệu chứng, quan trọng là người bệnh cần tự chăm sóc và nghỉ ngơi, cũng như duy trì đủ nước. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cúm mùa tuy có thể không nghiêm trọng với nhiều người nhưng cần được chú ý và phòng ngừa, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương.
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

  •   10/02/2025 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 38
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay tình trạng răng miệng của trẻ vẫn còn sâu răng rất nhiều, điều đó cho thấy phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
Vậy cách chăm sóc răng miệng của trẻ như thế nào?
Ngay khi chiếc răng sữa mọc lên, các phụ huynh nên chải răng cho bé 2 lần /ngày bằng nước muối sinh lý, nên chọn mua loại bàn chải có long mềm, kích thước nhỏ phù hợp với miệng bé, tay cầm ngắn cho trẻ dễ cầm nắm.
Việc chọn lựa kem đánh răng cũng không kém phần quan trọng, nếu trẻ dưới 2 tuổi nên cho trẻ đánh bằng nước muối sinh lý, trẻ 2 tuổi trở lên phụ huynh nên mua loại kem có chứa hàm lượng flour thấp( dưới 600ppm), và mùi vị dâu, vani… cho trẻ thích thú hơn.
Trẻ được chăm sóc răng miệng tốt sẽ hình thành nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giữ gìn vệ sinh răng miệng, trẻ biết đánh răng đúng cách, biết phân biệt thực phẩm, đồ uống nào tốt cho răng và nướu.
Trẻ có hàm răng đẹp sẽ trông đẹp hơn,không bị sâu ăn gây đau răng, thoải mái tự tin tươi cười với các bạn, vì vậy hãy đánh răng mỗi sáng và tối các bé nhé.
SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ HIỆU QUẢ

  •   04/02/2025 09:27:00 AM
  •   Đã xem: 52
  •   Phản hồi: 0
Hiện tượng kháng thuốc xảy ra khi mầm bệnh( vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) không bị diệt bởi thuốc kháng sinh. Hiện nay, tình trạng kháng thuốc ở trẻ này càng gia tăng cho trẻ khó uống thuốc, uống chưa đủ liều đã tự ý ngưng thuốc.
Nguyên nhân gây kháng thuốc:
• Tự ý mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ không theo hướng dẫn
• Bán thuốc kháng sinh không có đơn
• Kê đơn thuốc không hợp lý
• Sử dụng tùy tiện kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Hậu quả của việc kháng thuốc:
• Làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong
• Thời gian điều trị kéo dài hơn
• Chi phí điều trị tốn kém
Cần làm gì phòng kháng thuốc:
• Chỉ mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn
• Sử dụng kháng sinh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
• Cho trẻ uống đủ liều lượng

Các tin khác

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bún gạo nấu thịt bằm
Sữa grow plus

Bữa trưa:

Canh chua cá diêu hồng
Gà kho thơm

Bữa xế:

Bánh hura

Bữa chiều:

Soup thịt bò rau củ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay14
  • Tháng hiện tại18,540
  • Tổng lượt truy cập2,930,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây