Những lợi ích to lớn của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Thứ năm - 18/08/2022 20:24
Tiêm chủng vắc xin phòng phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ em, giúp giảm đi gánh nặng bệnh tật liên quan đến COVID-19 không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà cả tương lai sau này.
Những lợi ích to lớn của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Vì vậy, khi trẻ được tiêm vắc xin phòng phòng COVID-19, nếu không may mắc COVID-19 thì biểu hiện bệnh sẽ nhẹ và ít biến chứng. Việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm đối với những người xung quanh, những người sống cùng gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền. Ngoài ra, khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.
Theo các chuyên gia, vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi là an toàn, không có tác dụng phụ nào đáng kể ngoài những dấu hiệu hay gặp khi tiêm các loại vắc xin khác.
Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại và không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào. Đối với vắc xin Pfizer, tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm bắp với liều tiêm 0,2 ml. Đối với vắc xin Moderna, tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, liều tiêm bằng ½ liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml). Hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Sau khi tiêm chủng, phụ huynh cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có. Khi về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong 28 ngày, đặc biệt là trong vòng 7 ngày sau tiêm, trong đó theo dõi sát trẻ trong 3 ngày đầu. 
Cùng với các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu, thì vắc xin chính là giải pháp căn cơ, lâu dài để bảo vệ trẻ trước những diễn biễn khó lường của đại dịch COVID-19. Vì một cộng đồng không còn dich bệnh, các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ!

Tác giả: SƯU TẦM - Tác giả : Long Vương (Theo Bộ Y tế)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Nui nấu tôm tươi
Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

Canh : Cải bó xôi tôm thịt
Mặn : Cá basa sốt cà chua

Bữa xế:

Yaourt

Bữa chiều:

Bún gạo thịt bằm

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay788
  • Tháng hiện tại1,597
  • Tổng lượt truy cập2,627,867
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây